Đã một tuần trôi qua kể từ ngày trò chuyện với ông bác sĩ, nhưng chàng trai trẻ vẫn cảm thấy chưa hoàn toàn thoải mái.
Anh cứ nghĩ đi nghĩ lại về những điều được biết sau cuộc trò chuyện đó. Chỉ là vấn đề dành một phút quan tâm đến bản thân thôi, nhưng để đi đến hành động thì không dễ một chút nào. Anh vẫn chưa làm được gì cho mình cả.
“Có lẽ tại mình chưa thật sự tin vào hiệu quả của nó- Anh tự biện hộ trong khi đang lái xe- Cũng có thể nó đòi hỏi mình phải nghiêm khắc với bản thân hơn nữa”.
Việc thay đổi không dễ như anh tưởng. Phải thừa nhận là anh khá dị ứng với những gì không ổn định. Nhưng anh cũng biết là để được vui vẻ và hạnh phúc hơn, anh cần phải làm một điều gì đó chứ không phải là ngồi im chờ đợi.
“Bây giờ mình cần phải làm gì đây? Để xem nào…- Anh với tay tắt chiếc ti vi, miệng lẩm bẩm- Có lẽ cái ti vi này đã lấy mất của mình nhiều thời gian và làm mình phân tâm quá”.
Anh cố tập trung vào tay lái nhưng đầu vẫn mãi nghĩ đến những điều ông bác sĩ đã nói.
Vì một vài lí do nào đó mà ông ấy đã phải học cách….
Khi gặp khó khăn.
Hãy đơn giản hóa mọi việc.
Và trầm tĩnh nhìn vào
bản chất của vấn đề.
Bạn sẽ tìm ra cách giải quyết.
Hãy đơn giản hóa mọi việc.
Và trầm tĩnh nhìn vào
bản chất của vấn đề.
Bạn sẽ tìm ra cách giải quyết.
Việc ông ấy làm là dần loại bỏ những điều rườm rà quanh vấn đề, cho đến khi sự việc trở nên thật đơn giản và từ đó, bản chất thật của nó sẽ hiện ra. Nhưng, anh cho rằng các vấn đề trong cuộc sống phức tạp hơn nhiều và không dễ gì nhìn thấu ngay được cốt lõi của sự việc. Giống như cuộc sống của anh hiện nay, lúc nào cũng đầy rắc rối, khó khăn. Phương châm “đơn giản hóa mọi việc” của ông bác sĩ có vẻ như chẳng mấy phù hợp với anh.
Chàng trai tiếp tục nghĩ lại những lời của ông.
… Giữa những điều muốn và cần luôn có một sự cách biệt. Anh phải nhìn ra được sự cách biệt này. Giống như khoảng cách giữa những say mê ảo tưởng và niềm vui đời thường…
… Rồi còn nhiều điều khác mà ông ấy đã nói đến, để có thể hạnh phúc hơn.
Nhưng tất cả lại không dễ thực hiện. “Vậy thì cuối cùng, ý tưởng nào là đơn giản nhất để mình có thể áp dụng được ngay? ”- Anh tự hỏi.
Vừa lúc đó, xe anh chạy đến một ngã tư và gặp đèn đỏ. “Phải dừng lại. Đúng rồi! – Chàng trai tự cười với mình- Thật dễ, chỉ cần dừng lại, nhìn nhận và lắng nghe! Dừng một phút – tự hỏi bản thân làm cách nào để có thể tự chăm sóc –rồi im lặng lắng nghe tiếng nói bên trong . Nhưng điều đó mình có thể thực hiện ngay được lúc này”.
Anh quay nhìn ra phía sau và thấy không có nhiều xe . Như vậy, anh có thể an tấm sử dụng hết một phút cho mình . ”Bây giờ , có cách nào tốt nhất để mình tự chăm sóc không? ”- Anh im lặng và chờ bên trong mình lên tiếng trả lời.
Lúc đó, hình ảnh chiếc kính chiếu hậu bụi bặm vào mắt anh . Cái kính đó thật bẩn. Anh khẻ cau mày :”chắc phải đưa cái xe này ra tiệm rửa thôi! ”
Nghĩ đến việc lái một chiếc xe sạch sẽ , sáng bóng , anh chợt cảm thấy thích thú . Bây giờ thì chiếc xe của anh đang bị bụi bẩn và bùn bám đầy, bên trong cốp xe , đồ đạc bị vứt lộn xộn và trong thật nhách nhác. Dường như , tình trạng chiếc xe đã ảnh hưởng đến tâm trạng của chủ nó , tự nhiên , anh cũng cảm thấy mình không được quan tâm và quá ư là bừa bộn . Nhưng , đành phải thế thôi, anh bận quá, chẳng lấy đâu ra thời gian để đi rửa xe.
Mà hình như anh đã định đem xe đi rửa mấy lần rồi thì phải – ít nhất anh cũng muốn chùi sơ qua bên ngoài . Nhưng rồi hết việc này đến lo việc khác , anh lờ đi chuyện mang xe ra tiệm rửa.
“Ồ ! Mình đã bỏ qua một cơ hội để được vui vẻ hơn rồi”- Vừa nhủ, anh vừa lấy khăn giấy lau chiếc kính chiếu hậu . Nó cũng còn sáng giá lắm.
Lúc này, anh đã biết rõ mình cần phải làm gì . Chỉ có điều , anh tự trách, sao mình không làm điều đó nói sớm hơn.
Rồi anh cũng dành đựơc một chút thời gian để đưa chiếc xe đến tiệm rửa xe. Chiếc xe được rửa sạch sẽ, bóng lộn như mới. Bình nước ắc- quy cũng được châm đầy. Anh gọi điện về nhà báo cho gia đình biết là mình sẽ về trễ một chút.
Đến lúc thanh toán, chàng trai mới biết tiệm rửa xe này không chấp nhận thanh toán thẻ, họ yêu cầu trả băng tiền mặt . Nếu là vài ngày trước chắc hẵn anh đã rất bực mình –cả ngày làm việc mệt mỏi, giờ lại gặp răc rối này nữa. Mà sao người ta lại từ chối loại thẻ thanh toán uy tín bậc nhất này của anh chứ.
Nhưng hôm này anh khôn cảm thấy bực bội gì cả. Anh đang vui vì mình đã làm được một việc cho bản thân. Bên cạnh đó, anh thấy cũng chẳng thể phàn nàn gì về chất lượng dịch vụ ở đây, họ làm việc thật chu đáo và cẩn thận. Không nhận thanh toán bằng thẻ vì đây là tiệm rửa xe nhỏ chứ có phải là siêu thị đâu. Anh vui vẻ rút tiền mặt ra trả rồi thanh thản về nhà.
“Ngạc nhiên thật , chỉ bỏ thời gian ra rửa xe thôi mà lại giúp tâm trạng mình thay đổi- chàng trai tự nhủ, không quên đưa mắt nhìn chiếc kính chiếu hậu bóng loáng –Nhìn sự việc khác hẳn đi một chút mà lại thấy bản thân mình được chăm sóc. Lạ thật! ”
Những gì xảy ra tiếp theo cũng khác với mọi ngày. Bình thường , khi về đến nhà, dù mệt hay không thì anh cũng chỉ muốn kiếm thứ gì đó ăn quan loa rồi nằm xoai ra xem tivi. Nhưng hôm nay anh quyết định sẽ làm việc khác. Anh sẽ đọc một cuốn sách nói về cách giải tỏa stress. Lâu lắm rồi anh không đụng đến sách vở nên chỉ đọc được một lúc, anh đã cảm thấy buồn ngủ. Anh liền bỏ quyển sách xuống và xem tivi với mọi người trong gia đình . Cũng thoải mái , nhưng không thú vị mấy.
Qua tối hôm nay thì anh đọc xong quyển sách. Anh thấy những phương pháp mà quyển sách chỉ ra quá đơn giản, đơn giản đến mức anh đâm ra nghi ngờ . ”Nhưng cứ thử việc thực hiện xem sao”- anh tự nhủ.
Đêm kế tiếp , anh tìm cho mình một nơi yên tĩnh trong nhà và đặt một chiếc ghế bành ở đó. Ngồi vào ghế , hai chân duỗi thoải mái , cơ thể hoàn toàn thả lỏng, chang trai nhắm lại và cố gắng điều khiển hơi thở của mình . Một lúc sau, nhịp thở của anh trở nên sâu và đều đặn hơn.
Sau đó anh bắt đầu nhẩm đi nhẩm lại trong đầu một con sô duy nhất:01. Anh cố điều khiển tâm trí mình , không để bất kỳ ý nghĩ nào khác xâm chiếm . Dần dần , anh chìm vào trạng thái thư giãn. Khi có một luông suy nghĩ mới len vào, anh nhẹ nhàng thoát khỏi nó, chỉ bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần số 01. Cứ thế, anh duy trì bài tập đó trong hai mươi phút.
Thời gian đầu, anh không nhận ra chút tác dụng nào của những buổi luyện tập. Mà thật ra anh cũng không trông mong là sẽ thu được kết quả gì. Nhưng anh vẫn cố gắng duy trì việc này vào mỗi buổi sáng, trước khi đi làm và buổi tối, trước khi đi ngủ. Rồi dần dần, anh cảm thấy đầu óc mình hình như không còn nặng nề như xưa nữa. Rõ ràng, bài tập đã tác đông đến anh . Dù không nhận thức rõ nó có tác động ra sao , vào lúc nào, nhưng anh biết là nó có hiệu quả. Cổ và vai anh không còn bị căng và bị mỏi sau mỗi buổi làm việc. Áp lực cuộc sống dường như trở nên nhẹ nhàng hơn.
Khám phá mới này khiến anh hào hứng , anh quyết định đọc lại cuốn sách. Lần này , anh nghiên cứu sâu và kĩ hơn nội dung những phương pháp thư giãn . Rồi anh thực hiện một cách khoa học , bài bản hơn. Và dĩ nhiên, hiệu quả bài tập cũng thấy hiệu quả rõ hơn:Anh hoàn toàn thanh thản và được giải thoát khỏi những áp lực.
Sau một thời gian dài luyện tập , phương pháp thư giãn này đã trở thành thói quen của anh.
Tuần tiếp theo , anh phải thực hiện một chuyến công tác quan trọng đến với nhiều nơi và vì thế , anh phải di chuyển liên tục. Đi cung với anh có hai người công sự . Bất ngờ , chuyến bay đầu tiên đi từ thành phố của họ bị hoãn lại đến hai tiếng đồng hồ . Và vì thế, máy bay phải hạn cánh vào lúc 2 giờ khuya.
Mọi người đều biết tính chất đăc biệt quan trọng của cuộc họp sáng mai nên rất lo lắng . Cần phải đến khách sạn sớm để có thời gian nghĩ ngơi và ngủ. Nhưng rồi, máy bay của họ lại phải nhường đường cho một máy bay khác nên đã phải chuyển hướng hạ cánh xuống một phi trường cách điểm đến cả hàng trăm dặm.
Vậy là ba người lại phải tiếp tục ngồi trong taxi. Phải mất hơn ba tiếng họ mới tới được khách sạn. May mắn thì họ có thể chợp mắt được một vài phút trước cuộc họp.
Chàng trai thấy mình hoàn toàn kiệt sức. Phải làm một cái gì đó để lấy lại tinh thần. Ngồi trên taxi, anh không khỏi tức giận khi nghĩ đến những tình huống oái ăm đã xảy ra. Nếu chuyến bay đúng giờ thì có lẽ sẽ tránh được sương mù. Hoặc giả máy bay không cần phải nhường đường đáp thì họ cũng đã thoát khỏi cảnh phải ngồi trên xe đến mấy tiếng đồng hồ.
Sự mệt mỏi xâm chiếm lấy anh. Anh lo lắng nghĩ: “Làm sao mình có thể tham gia cuộc họp quan trọng ngày mai với tình trạng như thế này? Phải làm gì đây? ”.
Anh buộc mình tập trung hơn. Bỏ qua hết mọi suy nghĩ lung tung, anh bắt đầu tự hỏi: “liệu có cách nào tốt hơn để tự giúp mình không? Mà trong hoàn cảnh này thì chắc cũng chẳng làm được gì nhiều. Mình thay đổi gì được đây? ”.
“Những suy nghĩ của mình…”- Anh thoáng nhận ra. Rõ ràng là anh đang tự làm rối mình bằng những suy nghĩ bực dọc. Lập tức, anh quyết định thay đổi cách nhìn nhận tình huống và thái độ của mình. Không nên để thời gian ngồi trên taxi trở thành một khoảng thời gian phí phạm. Biết đâu nhờ đổi sân đáp mà máy bay anh tránh được một vụ va chạm nguy hiểm, và dĩ nhiên, so với việc bị tai nạn thì việc phí thời gian ngồi trên taxi còn dễ chịu hơn. Anh thôi không bực mình nữa.
Anh chợt nhớ đến lời ông bác sĩ. Theo ông ấy, nếu chỉ trong một phút, để có thể thay đổi- gần như mọi việc thì anh cần phải:
“Với phút nhìn lại mình, bạn sẽ nhận ra, và điều chỉnh hoặc thay đổi thái độ, cách nhìn. Và nhờ thế, những ưu phiền và lo lắng của bạn sẽ giảm đi. ”
Trước đây chàng trai hầu như quên mất điều này. Để được thanh thản hơn , anh cần phải biết nhìn thẳng vào những điều tồi tệ của sự viêc cho đến khi nhận ra được mặt tích cực của nó.
Cách đơn giản nhất để thực hiện được điều này là im lặng lắng nghe sự khôn ngoan bên trong mình mách bảo. Vì thế, anh nhìn lại vấn đề theo một quan điểm khác. Rồi anh chợt cảm thấy khá thoải mái và không còn bị ám ảnh bởi cuộc họp ngày mai nữa. Anh trở nên lạc quan và tự tin.
Sáng hôm sau, chính chàng trai cũng phải ngạc nhiên trước sự tỉnh táo của mình trong cuộc họp. Trong khi đó, hai người cộng sự của anh lại không giấu được vẻ uể oải và thiếu tập trung. Anh tự nhủ, nếu họ quan tâm đến bí quyết thư giãn của anh thì anh sẵn sàng chia sẻ ngay, nhưng hình như họ chỉ muốn được quay về nhà sớm.
Đối với anh, đây quả là một khám phá mới trong cách suy nghĩ. Thường thì anh cũng hay nghe nói đến tác dụng tích cực của một thái độ đúng đắn. Nhưng anh không tin lắm và hay cảm thấy khó chịu khi nghe ai đó phát biểu: “Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra. Người ta thường chỉ chú ý vào cánh cửa đang đóng mà không thấy được cái khác đang mở”. Giờ thì anh đã nghiệm ra được phần nào ẩn ý của câu nói này. Xác định được cho mình một thái độ đúng đắn trước hoàn cảnh là một việc làm rất có giá trị. Và anh đã làm được điều đó.
Giờ đây anh không còn nghi ngờ gì nữa vẻ giá trị của một phút tự quan tâm đến mình. Nhờ đó mà anh đã khơi dậy được phần khôn ngoan tiềm ẩn bên trong, để cho nó dẫn đường và đưa anh đến với những quyết định sáng suốt. Anh tự nhủ từ nay sẽ không bỏ qua bất kì cơ hội nào để sử dụng một phút dành cho bản thân.
Vào một buổi sáng đẹp trời, như thường lệ, chàng trai thức dậy và bước vào phòng tắm. Việc đầu tiên cảu anh là lấy chiếc máy cạo raau. Khi lưỡi cạo chạy qua vùng quai hàm anh chợt thấy những đốm đỏ lốm đốm trên da. Trước đây, cũng đã có vài lần anh bị thế nhưng anh đã cố tình lờ đi, coi đó chỉ là chuyện nhỏ. Song thỉnh thoảng, vùng da đó cũng làm anh thấy ngứa ngáy và khó chịu.
Hôm nay cũng vậy, anh định cho qua và không để ý đến nữa.
Nhưng rồi, anh tạm ngừng việc cạo râu và tự nói với mình: “Bỏ qua không phải là cách tốt nhất mà mình có thể làm cho bản thân”. Anh đã biết rõ là mình cần phải làm gì. Đúng hơn là anh đã từng nghĩ đến giải pháp này rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thực hiện.
Vài ngày sau, anh đến bệnh viện và sau 45 phút, anh trở về nhà với tâm trạng thoải mái và hết sức hài lòng về những gì mình vừa làm được cho bản thân. Bác sĩ đã chẩn đoán và kê đơn thuốc cho anh. Chẳng bao lâu nữa, những đốm mẩn ngứa trên mặt anh sẽ hoàn toàn biến mất. Sau đó, anh còn phát hiện chứng dị ứng trên da là do loại dầu gội anh đang dùng gây ra, vì nó có chứa một thành phần gây kích ứng. Thì ra mẹ anh, do bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quảng cáo loại dầu gội này trên ti vi nên đã mua về. Dĩ nhiên, anh khuyên mẹ thôi không mua loại dầu gội đó nữa.
Qua việc nhỏ này, anh tự trách mình đã không biết chăm sóc bản thân sớm hơn và thường xuyên hơn. Một điều khác khiến anh thấy hối hận là trong nhiều tình huống khá quan trọng, anh đã quên dành cho mình một phút để lắng nghe mình.
Cần phải nghiêm khắc với bản thân và nỗ lực hơn để thay đổi- đó là những gì anh tự hứa với mình, sau tất cả những chuyện đã xảy ra. Cách tốt nhất là phải liên tục sử dụng phút nhìn lại mình, dành cho riêng mình cố gắng lặp lại nhiều lần trong một thời gian cho đến khi trở thành một nguyên tắc hữu ích cho cuộc sống của anh.
Những ngày tiếp theo, anh không ngừng sử dụng một phút tự quan tâm, ít nhất là vài lần trong một ngày. Qua đó, anh dần hiểu bản thân mình hơn, về những việc mình làm và cả những điều mình suy nghĩ.
Cũng có những lúc việc ngừng lại để suy nghĩ và lắng nghe bản thân của anh diễn ra lâu hơn. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả. Khả năng xét đoán tình huống của anh ngày càng trở nên nhanh nhạy, các quyết định đưa ra nhờ thế cũng chuẩn xác hơn.
Dần dần, anh khám phá ra được rất nhiều cách quan tâm đến bản thân khác nhau. Chúng giúp anh nhận ra được nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.
Sau một tháng, anh đã trở nên khác đi. Quan trọng nhất là bây giờ anh đã cảm thấy vui vẻ hơn so với trước kia.
Nhưng…. dù đã hết sức cố gắng, anh vẫn chưa thật sự biến việc sử dụng một phút thành thói quen, như anh mong muốn. Trong nhiều tình huống, anh đã không nhớ đến phương pháp một phút và cư xử khá nông nỗi.
Anh chợt nghĩ đến câu chuyện về ngày đầu tiên đi học của một cậu bé. Khi cậu vừa về tới nhà, vì rất quan tâm và lo lắng cho cậu nên bố mẹ cậu đã hỏi ngay: “Ngày đầu con có phải học nhiều không? ”. Cậu bé vô tư trả lời: “Không ạ! Ngày mai con còn phải quay lại đó để học nữa mà”.
Giờ đây, tâm trạng của anh rất giống với tâm trạng của cậu bé đó. Mỗi ngày, anh vẫn phải cố gắng học đi học lại bài học một phút, học để chăm sóc bản thân tốt hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì anh cũng không được nản lòng. Đã biết đó là một bài học hữu ích thì không thể không áp dụng. Điều tốt nhất anh có thể làm bây giờ là phải tự nhắc nhở mình thường xuyên sử dụng đến nó.
Chỉ có điều…mãi đến giờ, anh vẫn chưa thể hiểu được tại sao việc bỏ ra một phút để quan tâm đến bản thân lại tạo ra nhiều chuyển biến tốt cho cuộc sống của anh đến vậy.
Những tuần lễ tiếp theo trôi qua thật nhanh. Với chàng trai, phương pháp một phút vẫn còn nhiều bí ẩn chưa khám phá hết, nhưng không vì thế mà anh ngưng áp dụng nó. Cuộc sống của anh cũng dần đi vào quỹ đạo mới và trở nên cân bằng hơn. Chính anh cũng không khỏi ngạc nhiên về những gì mình đã làm được:biết quan tâm đến bản thân mình và gia đình nhiều hơn, đồng thời tìm lại được sự nhiệt tình trong công việc.
Anh quyết định đến thăm vị bác sĩ tâm lí.
Câu đầu tiên anh nói với ông là lời cảm ơn. Anh kể cho ông nghe về việc mình đã sử dụng phương pháp một phút như thế nào và điều đó đã giúp anh thay đổi, cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn ra sao.
Anh cũng không ngại bày tỏ những băn khoăn của mình :
– Có hai điều làm cháu phải suy nghĩ . Đầu tiên là, chăm sóc bản thân là việc đương nhiên mà mỗi chúng ta ai cũng phải biết tới . Thế nhưng sao lại có người , giống như cháu trước đây, không hề nghĩ tới? Và , tại sao một nghuyên tắc đơn giản như vậy lại có thể mang lại nhiều thay đổi đến thế?
Người bác sĩ từ tốn trả lời:
– Cháu hãy tuần tự tìm hiểu vấn đề…Thật ra thì chúng ta cũng từng biết cách chăm sóc và quan tâm đến bản thân –từ khi còn bé. Hồi đó, chúng ta rất hay đòi hỏi, mà đã đòi hỏi thì luôn muốn có cho bằng được. Ai cũng vậy thôi, luôn quấy rầy cha mẹ, anh chị , thậm chí với khách đến nhà:”Con muốn cái này”, ”Con muốn cái kia”. Lớn hơn một chút , chúng ta bắt đầu biết nghĩ đến những người khác, bắt đầu biết nhường nhịn chia sẽ. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả, đó là một quy trình hết sức tự nhiên :quan tâm đến bản thân rồi quan tâm đến những người khác. Điều này càng thể hiện rõ khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.
À, chú hỏi cháu điều này nữa:Ai là người mà cháu dành thời gian để nghĩ nhiều nhất?
Chàng tria ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời, giọng pha chút bối rối:
– Là chính cháu!
– Người khác cũng vậy thôi , luôn nghĩ đến bản thân nhiều nhất. Điều đó hòan toàn bình thường va hết sức tự nhiên . Khi chúng ta có thể chấp nhận một sự thật :mình là người đáng được mình quan tâm nhất, thì tự nhiên , chúng ta sẽ biết nghĩ đến người khác ngay thôi. Nhưng vấn đề là , hầu hết mọi người , khi lớn lên rồi , đều được dạy bảo rằng:quan tâm đến bản thân đồng nghĩa với sự ích kỷ.
Nói một cách dễ hiểu hơn là thế này:Giả như trong quá trình trưởng thành , cháu được gặp một số người hiền lành và sống một cách chân tình. Vì thấy cháu hay đòi hỏi và yêu cầu người khác làm theo ý mình nên họ lo rằng một ngày nào đó , cháu sẽ quen như thế và trở nên không biết quan tâm tới người khác- đó là sự ích kỷ. Mà với kinh nghiệm sống của họ thì họ biết những người ích kỷ không bao giờ thành công.
Thế là, thay vì khích lệ cháu tiếp tục quan tâm đến bản thân và dần học cách quan tâm đến người khác thì họ lại yêu cầu cháu nên vì quyền lợi của người khác mà hi sinh quyền lợi bản thân. Đó là một quy trình trái với tự nhiên. Giống như cháu đem thùng xe đặt trước con ngựa vậy.
Dể chú nói rõ hơn nhé. Giả như người khác là thùng xe mà cháu phải đặt lên phía trước mình- vị trí của cháu ở đây giống như vị trí của con ngựa. Rồi cứ thế, cả hai cố gắng để cùng nhau đi đến một cái đích nào đó. Nhưng đáng buồn là càng cố gắng, cháu càng thấy thất vọng. Rốt cuộc, đích đến thì không thấy đâu mà cả hai lại tự làm khổ nhau.
– Cháu thấy như vậy có lợi cho ai không?
– Chắc chắn là không. Cũng giống như nếu cháu không tuân theo những quy luật tự nhiên của cuộc sống thì cháu sẽ chẳng bao giờ tiến bộ cả, phải không chú?
– Không sai. Nhưng hình như chẳng ai để ý đến điều đó thì phải. Trên con đường đi tìm hạnh phúc, cứ tạm gọi là thế đi, người ta thường cho rằng đặt người khác lên trước bản thân thì mới có thể vui sống được. Nhưng chính điều này lại làm chậm trễ- và đôi khi cản trở cuộc hành trình của chúng ta, thậm chí có người còn không thể đi lên.
Chàng trai lại hỏi:
– Thế nhưng…. tại sao chúng ta lại thường cảm thấy có lỗi khi đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của người khác?
– Lần này, hãy nhìn lại thời thơ ấu của cháu một lần nữa. Cháu có nhớ là khi còn bé, cháu đã từng vẽ hình gương mặt người như thế nào không?
Không nghe chàng trai trả lời, ông gợi ý:
– Cháu có thể nhìn vào bức tranh của một đứa trẻ. Cháu có để ý là nó vẽ chiếc mũi như thế nào không? Chỉ nguệch ngoạc hai cái vòng tròn nhỏ gần nhau để tượng trưng và gọi đó là mũi.
Chàng trai cười lớn:
– Đúng thế chú ạ. Khi còn bé, cháu thấy người lớn cứ giống như những cây cổ thụ. Mỗi khi nhìn họ, cháu phải ngước mỏi cả cổ. Vf vì thế, khi nhìn đến cái mũi của họ, cháu chỉ thấy phần lỗ mũi nhô ra, đó là hai cái vòng tròn.
– Ừ , trong quá trình trưởng thành, chúng ta được chỉ bảo nhiều về cách cư xử phải phép. Nhưng, những nguyên tắc xử sự này rất giống hai cái vòng tròn tượng trưng cho chiếc mũi- chúng không phản ánh được hết sự thật. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta cũng đã phải lắng nghe quá nhiều. GÌ nhỉ? Người lớn nói với chúng ta rằng nghĩ đến bản thân là ích kỉ. Vậy cuối cùng, , theo họ, chúng ta là ai chứ?
Chú không biết cháu có thể điền vào những từ còn thiếu trong câu sau không, nhưng thực tế là có nhiều người, cho đến bây giờ không hề biết đến câu này và cũng không biết nên điền vào đó như thế nào. Nào, thử xem nhé: “Hãy là…”
– …. chính mình? – Anh nhanh nhảu:
– …. chính mình? – Anh nhanh nhảu:
– A, hóa ra cháu đã nghe qua rồi. Nhưng chưa hết đâu… “Và đừng bao giờ…. ”
– …từ bỏ ước mơ! – Chàng trai tiếp lời ông.
– …từ bỏ ước mơ! – Chàng trai tiếp lời ông.
– Cháu điền đúng rồi. Thật ra thì thời bé, cha mẹ chỉ dạy cho chúng ta biết tôn trọng người khác thôi. Nhưng những gì chúng ta được nghe lại thể hiện một nội dung hoàn toàn khác:phải vì người khác mà trở nên nhún nhường. Thế sau những lần nhún nhường người khác, cảm giác của chúng ta thế nào nhỉ, khi mà chúng ta đặt mình ở tận cùng danh sách ưu tiên ấy?
– Tận cùng à? – Chàng trai đưa tay phác một cử chỉ tỏ ý chưa hiểu.
– Đúng, khi đặt mình ở tận cùng danh sách, khi phải nhường nhịn quá nhiều, cháu cảm thấy thế nào?
– Cháu cảm thấy mình đang miễn cưỡng. Dù biểu hiện là quan tâm đến người khác nhưng trong lòng, cháu vẫn cảm thấy không thích điều đó một chút nào.
– Thật đấy, chẳng ai thích thế cả, nếu họ chịu thành thật với bản thân- Ông nhấn mạnh- Rõ ràng khi bé, chúng ta biết rõ cảm giác này và coi đó là điều tự nhiên.
Cũng dễ thông cảm cho nỗi lo của cha mẹ chúng ta. Họ sợ chúng ta sẽ biến thành những tên tiểu yêu chạy khắp nơi phá phách và làm phiền mọi người. Thế là họ chỉ tập trung dạy cho chúng ta “phải biết quan tâm đến người khác” mà quên mất rằng “biết yêu quý bản thân” cũng cần thiết và không kém phần quan trọng. Mưa dầm thấm đất, cuối cùng, chúng ta tự đẩy mình xuống hàng thứ yếu.
Ngưng một lúc, ông tiếp tục bằng câu hỏi:
– Cháu có bao giờ nghe nói đến Hiệu ứng con voi màu vàng chưa?
Chàng trai lắc đầu. Ông cười tủm tỉm:
– Cháu cũng sẽ biết đến nó, dù muốn hay không. Nó nói về phần vô thức trong suy nghĩ của chúng ta. Bây giờ, cháu hãy làm theo đúng những lời chú bảo nhé:Cháu đừng, nhớ đấy, đừng có nghĩ đến bất cứ một con voi màu vàng nào cả.
Ngay lập tức chàng trai cười phá lên. Anh thấy trong đầu mình hiện ra một chú voi màu vàng, trông nó ngộ nghĩnh quá!
Ông nhắc lại:
– Đừng có nghĩ đến bất cứ một con voi màu vàng nào cả! . . . Còn bây giờ…hãy nghĩ đến một đàn voi màu vàng đang băng qua đồng cỏ đầy gió bụi ở Châu Phi…Thế…. Trong đầu cháu lúc này đang có gì vậy?
Anh trả lời:
– Những con voi màu vàng ở Châu Phi.
– Đấy, cháu thấy không? Phần vô thức trong tâm trí chúng ta sẽ không thể sàng lọc và phân biệt được đâu là thật, đâu là tưởng tượng. Nó ghi nhận mọi hình ảnh, dù chỉ là trong tưởng tượng- không có thật. Niềm tin của chúgn ta cũng không khác chi hình ảnh những chú voi màu vàng này, đều thiếu cơ sở thực tế. Nhưng chúng ta lại để cho chúng tự do nhảy múa trong đầu mình và làm ảnh hưởng đến chúng ta.
Những gì chúng ta thấy và nghe từ người khác đều sẽ biến thành hình ảnh đi vào tâm trí. Nếu được thấy và nghe một cách thường xuyên thì chúng ta có khuynh hướng trở nên tin- bất kể chúng ta có ý thức được niềm tin đó hay không. Chính vì thế, ai trong chúng ta cũng có trong mình ít nhất hai niềm tin, chúng chi phối- và đôi khi lại là ngăn cản- hành vi của chúng ta.
Đầu tiên, lúc nào cũng đặt người khác lên trước bản thân là một niềm tin sai lầm. Đúng hơn, điều chúng ta cần làm là phải biết cân bằng giữa những gì dành cho bản thân và dành cho người khác.
Thứ hai, việc tự cho rằng chúng ta không thể nghĩ nhiều đến nhu cầu của bản thân- vì cảm thấy không xứng đáng được như vậy- cũng là một niềm tin không đúng. Thật ra, bản thân chúng ta hoàn toàn xứng đáng để được chính mình yêu thương hơn bất cứ ai.
Bây giờ- Ông khẽ lên giọng- cháu hãy nhìn lại để nhận ra rằng cuộc sống này có thể trở nên ngọt ngào và vui vẻ hơn là cháu vẫn tưởng. Những tuần vừa qua, chẳng phải là cháu đã tự biết quan tâm đến mình hơn rồi sao? Cháu có còn cảm thấy bực mình nữa không?
– Không. Cha mẹ cháu và vài người khác cũng nhận ra sự thay đổi đó.
– Lí do khiến cho phương pháp một phút trở nên hiệu quả cũng khá dễ hiểu thôi:
” Khi bản thân bạn được quan tâm đúng mức. Bạn sẽ loại bỏ được sự không hài lòng với bản thân và với người khác. Bạn sẽ làm việc tốt hơn và bắt đầu có thể quan tâm đến người khác một cách tự nhiên nhất.“
Ông lại tiếp tục:
– Cháu không cảm thấy bực ình vì đã làm được những việc có ý nghĩa cho bản thân. Cháu cảm thấy mình được đối xử tốt. Cuộc sống nhờ thế mà trở nên dễ chịu và cân bằng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những người khác nhận ra sự thay đổi của cháu- rằng cháu ít nóng giận hơn. Rồi cháu cũng sẽ học được cách không đổ lỗi cho người khác về những gì thuộc trách nhiệm của mình- trách nhiệm trước những hành vi của mình và trách nhiệm tự quan tâm đến bản thân.
Anh thừa nhận:
– Đây quả là một bài học lớn đối với cháu. Nhưng chú này, tại sao việc bỏ ra một phút lại đơn giản thế? Càng khó hiểu và khó tin hơn khi chính sự đơn giản đó lại có ảnh hưởng lớn đến con người và cuộc sống?
– Thật ra, phương pháp một phút tự quan tâm không phải là mới mà người ta đã nói đến nó từ lâu lắm rồi. Chỉ có điều, trong cuộc sống hiện đại ta phải nhìn nhận nó khác đi một chút. Cháu biết đấy, chúng ta đang sống trong thời đại mà mỗi giây phút cũng trở nên cực kì có giá trị. Chúng ta đang tham dự một cuộc chạy đua với thời gian mà.
Con người, dù sống trong những thời đại khác nhau, chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác biệt cũng đều biết đến sức mạnh của sự tự nhận thức. Ai trong chúng ta cũng mang trong mình một khả năng tự nhận thức, nhưng đáng tiếc là không mấy ai sử dụng đến. Khả năng đó chỉ được phát huy khi chúng ta giữ cho tâm hồn mình tĩnh lặng. Trong nguyên tắc tự quan tâm thì một phút là khoảng thời gian chúng ta bắt đầu dừng lại và quan sát kĩ con người mình.
Với một phút ấy, chúng ta bắt đầu ý thức hơn về những hành động và suy nghĩ của mình. Mình đang làm gì? Mình đang nghĩ gì? Nói đúng hơn là chúgn ta đang quan sát và phân tích chính mình, chứ không phải ai khác.
Chàng trai chợt hiểu:
– Vậy là, khi chúng ta nhìn vào mình…vào những gì mình làm…đó là lúc ta đang nắm giữ cơ hội thay đổi hành động của mình, đúng không chú?
– Gần như vậy. Đúng hơn là chúng ta đang có cơ hội chọn lựa hành động, cách cư xử và thái độ của mình. Ta cũng có thể lựa chọn, hoặc thay đổi hoặc không. Quan trọng nhất ở đây là, chỉ trong một phút, ta đã biết được mình đang ở đâu, làm gì và suy nghĩ thế nào. Nghe thì có vẻ đơn giản đấy, nhưng trong cuộc sống hối hả, bộn bề hiện nay, chẳng mấy ai lại có thể biết được mình đang làm gì và vì cái gì- cho đến khi muốn thay đổi mọi việc thì đã quá muộn.
Sau khi tự nhìn nhận, chúng ta sẽ quyết định là nên bắt đầu một cách cư xử mới hay vẫn tiếp tục đi theo hướng đã chọn;chúng ta bắt đầu quan tâm đến mình. Nhưng tất cả chỉ là sự khởi đầu.
– Đó có phải là một quá trình nhận thức lâu dài trong chúng ta không? Hay những điều chú nói từ đầu đến giờ chỉ là một phút khởi đầu cho quá trình đó?
– Đúng vậy. Một phút nhìn lại mình chính là chiếc chìa khóa giúp cháu mở ra cánh cửa khác để bước vào một thế giới rộng lớn hơn.
– Thế giới nào vậy chú?
– Thế giới ẩn sâu bên trong con người cháu, thế giới nội tâm- thế giới của cái tôi phức tạp. Người ta có thể gọi thế giới đó bằng nhiều tên gọi khác nhau. Riêng chú, chú cho đó là cái tôi hoàn thiện bên trong mỗi người. Nhưng dù có gọi nó là gì đi nữa thì cháu cũng đang tạo ra cho mình sức mạnh rất lớn, một khi biết im lặng và lắng nghe tiếng nói từ bên trong.
Chàng trai tò mò:
– Thật sự thì cái tôi hoàn thiện bên trong chú thể hiện điều gì?
– Trong tinh thần chúng ta luôn tồn tại một phần gọi là tiếng nói nội tâm. Trong những hoàn cảnh cụ thể, nó lên tiếng mách bảo chúng ta nên làm gì và làm như thế nào là tốt nhất. Tuy nhiên, trong thời đại này, nhiều người, trong đó có cả chú cháu mình- lại thường đi quá nhanh, bỏ qua tiếng gọi bên trong đó. Chúng ta làm gnơ mọi dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, rằng chúng ta đang cư xử không đúng, đang đi sai đường…Tiếng nói đó kêu gọi chúng ta hãy trở về với con đường đúng mà mình đã chọn. Mà muốn làm được như thế, chúng ta phải có thời gian dừng lại, xem xét và lắng nghe lời mách bảo khôn ngoan. Rồi chúng ta sẽ tìm ra được điều gì là tốt nhất cho mình.
Sức mạnh bắt nguồn từ đó đấy cháu ạ. Đó là lí do vì sao nguyên tắc này trở nên có giá trị- chỉ một việc đơn giản là bỏ ra một phút để lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Và từ một phút đó, chúng ta bắt đầu hiểu và tôn trọng mình hơn.
Chúng ta có rất nhiều cơ hội, trong bất kì lúc nào, để thể hiện tình yêu bản thân và sự quý mến người khác. Điều chúng ta cần làm là nắm bắt chúng.
Chàng trai chăm chú lắng nghe. Ông bác sĩ rất vui vì vẻ thoải mái của anh. Ông nhận ra anh không còn nhìn sự việc bằng cái nhìn nghiêm trọng như trước nữa.
Chàng trai nói:
– Cháu chợt nhớ đến câu chuyện này. Trong một cơn lũ, có một người đàn ông bị kẹt trên mái nhà. Nước lũ cứ tiếp tục dâng cao nên ông ta không thể thoát được. Rất nhiều người đi qua có ý muốn cứu ông nhưng ông từ chối. Ông ta nói với họ rằng: “Tôi là một người tốt. Vì thế, tôi tin rằng Chúa sẽ không bỏ rơi tôi. Ngài sẽ cứu tôi. ”
Nhưng thật không may cho ông ta, sau một ngày ngồi chờ phép màu, cuối cùng ông ta đã bị chìm trong nước lũ.
Khi lên tới Thiên đường, ông đến gặp Chúa và phàn nàn về cái chết hẩm hiu của mình: “Thưa Ngài, tại sao Ngài không cứu lấy con? ”. Chúa trả lời: “Ta đã gửi đến cho con một thanh gỗ lớn, sau đó là hai cái thuyền và cuối cùng là một chiếc máy bay trực thăng. Như vậy vẫn chưa đủ sao? ”. Rồi Chúa nhún nhẹ vai và tự nói: “Với một số người thì có lẽ họ chẳng biết bao nhiêu là đủ”.
Ông bác sĩ thật sự thích thú với câu chuyện:
– Hay thật! Quả đúng là khi chúng ta không biết tự lo cho mình thì dù có bao nhiêu người đứng ra lo lắng cho ta đi nữa thì cũng bằng thừa. Chúng ta không bao giờ thấy đủ cả. Và cũng không bao giờ thấy hài lòng.
Anh tán thành:
– Đúng thế. Cháu phải thừa nhận là từ khi biết tự lập, cháu mới bắt đầu khám phá và thể hiện được những điều tốt đẹp bên trong mình.
– Không chỉ có thế. Khi chúng ta thể hiện bản chất tốt đẹp của mình thì đồng thời chúng ta cũng tác động đến…
– Những người khác và khiến họ cũng có khuynh hướng thể hiện cái tôi tốt đẹp bên trong họ? Chàng trai tiếp lời.
– Cháu nắm vấn đề khá đấy! quan tâm đến bản thân còn là cách tốt nhất mà chú có thể làm để giúp người khác. Chú đã nhận ra được điều này và thấy nó rất có ý nghĩa. Không bao giờ và cũng không có ai là người thua cuộc hay thất bại cả, khi chúng ta biết tự trọng và sống với yêu thương. Nhưng thôi, chúng ta hãy khoan nói đến chuyện này.
Anh ngồi im lặng một hồi lâu để nhớ lại tất cả những điều mà hai người đã trao đổi với nhau, rồi anh quay sang nói với vị bác sĩ:
– Cháu cảm ơn chú rất nhiều vì đã sẵn lòng chỉ bảo cháu. Mà không, những điều chú chia sẻ với cháu còn giá trị hơn thế nhiều, chú đã giúp tìm ra được sự khôn ngoan và sáng suốt ẩn chứa trong mình. Bây giờ thì cháu đã biết là cần phải cân bằng giữa việc quan tâm đến bản thân với việc quan tâm đến người khác.
Chợt lóe lên một ý nghĩ, chàng trai liền hỏi ông:
– Cháu tự hỏi là không biết có khi nào chú nghĩ đến việc ghi lại vắn tắt những bài học đó hay không?
– À, có chứ. Ngay từ đầu, khi mới học được bài học về một phút nhìn lại mình, chú đã phải ghi lại những ý tưởng của mình để có thể thỉnh thoảng lấy ra xem lại. Nhưng lí do chủ yếu là, chú xem nó như một bản nhắc nhở. Mỗi khi có chuyện gì phiền muộn hay tức giận, chú đều lấy nó ra xem lại. Sau đó, chú luôn lấy lại được tinh thần và sự cân bằng.
Chú cũng muốn cháu hiểu rằng ngay bản thân chú không phải lúc nào cũng có thể nhớ đến những nguyên tắc này, dù biết là nó rất hiệu quả. Dĩ nhiên là sau đó, chú cũng hơi giận mình. Nhưng không sao. Chỉ cần ta nhớ rằng bí quyết và sức mạnh nằm trong hành động.
Chàng trai trẻ hiểu ẩn ý của ông:
– Cháu sẽ cố gắng, chú ạ!
Rồi anh yêu cầu:
– Chú có thể cho cháu xem bản tóm tắt của chú được không?
– Dĩ nhiên.
Ông rút từ trong ví ra một mảnh giấy. Trên đó có ghi:
Phút nhìn lại mình: Quan tâm đến bản thân.
Ý nghĩa:
– Mọi thành công bên ngoài –trong công việc và cuộc sống- đều bắt nguồn từ sự thành công bên trong của một con người.
– Để có thể trở nên tận tâm trong công việc, điều trước hết là phải biết tự yêu thương bản thân mình.
– Hãy đơn giản cuộc sống của bạn- đó là nguyên tắc đầu tiên.
– Hãy cư xử với bản thân theo cách mà bạn muốn người khác cư xử với mình. Để làm được điều đó, bạn phải trở thành người bạn tốt nhất của chính mình.
– Hãy thường xuyên áp dụng phương pháp một phút để dừng lại và lắng nghe.
– Hãy nhìn vào cách cư xử và những suy nghĩ đang diễn ra trong bạn rồi tự hỏi:”làm thế nào để tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn? ”
– Hãy im lặng và lắng nghe câu trả lời đến từ bên trong bạn. Đó là bạn đang làm theo sự sáng suốt và sự khôn ngoan- theo”cái tôi hoàn thiện”- của mình , để biết rằng điều gì và như thế nào là tốt cho bạn.
– Khi đã tìm ra giải pháp rồi thì hãy làm theo nó.
Tại sao như vậy sẽ thành công?
– Khi tự biết nhìn lại và quan tâm đến bản thân, chúng ta thường không cảm thấy giận dữ và buồn chán nũa. Chúng ta trở nên vui vẻ , thoải mái với chính mình và với những người khác.
– Khi vui vẻ và hạnh phúc , chúng ta sẽ làm việc có hiệu quả và cũng dần học được cách tôn trọng những người xung quanh.
Theo Phút nhìn lại mình – Spencer Jonhson.
binhyen.tk
0 comments:
Post a Comment