Đã vài năm trôi qua kể từ lúc chàng trai gặp gỡ với ông họa sĩ. Bây giờ, anh đã trở thành người sâu sắc và chín chắn hơn. Cuộc sống của anh nhờ thế cũng ổn định và vui vẻ, thú vị hơn. Và hạnh phúc đã mỉm cười khi dành tặng anh một tình yêu đẹp như anh mong ước. 
Sau khi lập gia đình, chàng trai bước vào một thế giới mới mẻ khác- thế giới của yêu thương. Nhưng một thời gian sau, chàng trai cảm thấy cuộc sống vợ chồng anh không được ổn lắm. Những lo toan vật chất, sự trái ngược trong tính cách, những quan điểm không cùng hướng…đã làm hạnh phúc hai người giảm đi rất nhiều. 
Chàng trai biết rằng đã đến lúc anh cần đến thăm vị bác sĩ tâm lí. Rất có thể lần này, ông ấy sẽ lại giúp anh giải tỏa được những buồn lo trong cuộc sống hiện tại. Tuy nhiên, ông bác sĩ đi vắng, chỉ có người vợ ở nhà. Anh vẫn còn nhớ người phụ nữ này có biệt tài nướng bánh rất ngon. Bất cứ khi nào ghé thăm vị bác sĩ, anh cũng được mời ăn thật nhiều bánh do bà làm. Những chiếc bánh của bà có vị thơm ngon đặc biệt, ăn mãi vẫn chẳng thấy ngán, không giống với những loại bánh bán ở cửa hàng. 
Đi dạo bên cạnh người vợ vị bác sĩ trong khuôn viên ngôi nhà, chàng trai mở đầu câu chuyện:
– Cô này, mọi người đều bảo cô chú là một đôi hạnh phúc tuyệt vời, có phải vậy không?  
Người phụ nữ trả lời anh:
– Đúng vậy đấy. 
Và bà lại tiếp tục đi, có vẻ như đang mải theo đuổi những suy nghĩ của mình. Rồi bà dừng lại và nói:
– Nhưng cũng đã có giai đoạn, cô và chú không được hoà thuần cho lắm. Chắc cháu không hề nghĩ là có chuyện như vậy đâu nhỉ? 
Đó là khoảng thời gian mà chú quá mải miết với công việc làm ăn. Còn cô thì bận rộn với việc chăm sóc lủ trẻ. Cô chú hầu như chẳng có thời gian để trò chuyện với nhau, nói gì quan tâm đến nhau. Dĩ nhiên là lúc đó, cả cô và chú không ai nghĩ đến việc phải chăm sóc tốt bản thân mình cả. 
Với tình trạng như thế thì ai cũng bắt đầu thấy thất vọng về nhau. Cô chú không bao giờ hài lòng với cách cư xử của nhau. 
Thấy lạ, chàng trai hỏi tiếp:
– Tại sao lại không hài lòng? Và không hài lòng về điều gì chứ?  
Bà cười và nói:
– Bất cứ chuyện gì! Cô thì muốn được chú để ý mình hơn, chú thì muốn được cô quan tâm. Rồi cô chú muốn phải hiểu nhau trong mọi chuyện, cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn của nhau;dành cho nhau những khoảng riêng tư nhưng đồng thời lại phải thật gắn bó! Còn gì nữa nhỉ? Không phán xét nhau, tôn trọng nhau, đặt tình yêu lên trên mọi nghịch cảnh;luôn có mặt đúng lúc, khi người kia cần đến mình, và thể hiện tình yêu thường xuyên. Thế đấy!  
Bà tiếp tục bước đi chậm rãi. Một vài phút im lặng trôi qua. Bà nói:
– Những điều mà cô chú muốn đều là những điều bình thường nhất mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng mong đợi. Người nào cũng muốn được người kia tôn trọng và chăm sóc. Và làm sao để mối quan hệ không trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo. Giống như là cô chú mong muốn trở thành một phần ý nghĩa của nhau. 
Cô đoán là cháu biết rõ điều này, một mối quan hệ bền vững và tốt đẹp phải xuất phát từ những điều quan tâm nhỏ nhặt khác nhau. 
Ban đầu cô cho rằng vợ chồng cô chú rất tuyệt vì hai người, ai cũng yêu người kia hơn cả bản thân mình. Cảm giác đó kéo dài không lâu. Càng ngày, mối quan hệ càng rạn nứt. Cô chú thất vọng và đau khổ. Nhưng không ai trong hai người dám đối mặt với sự thật đó cả. Chính vì thế, cô chú lại càng lao mình vào công việc. Đến giờ, cô vẫn không biết được chuyện gì hồi đó đã làm cô chú bận rộn đến nỗi quên cả gia đình như thế!  
Cho đến khi mọi việc tưởng như không thể cứu vãn được nữa thì, thật may mắn…
– Có điều gì tốt đẹp đã xảy ra?  
– Thật ra thì cô cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra không phải với cô mà là với chú- ông ấy đã thay đổi. Chú nói là đã học được điều gì đó, nhưng lại do dự không nói cho cô biết. 
– Nhưng chắc là cô đã tìm ra được câu trả lời. 
– Thật vậy! Còn ý nghĩa hơn cả việc tìm ra câu trả lời ấy chứ. Chú chỉ làm có mỗi một việc mà việc đó lại có khả năng cứu vãn cuộc hôn nhân của cô chú- Và sau đó, mọi mặt trong mối quan hệ đều được cải thiện rõ rệt. Rồi cô cũng bắt đầu họ từ chú ấy. Chắc cháu phải nghe nhiều chuyện về cô lắm đây!  
Chàng trai rất thích thú. Chàng thật sự muốn nghe xem chuyện gì đã xảy ra với vợ chồng họ. 
Chàng bước lên đi song song với bà và đặt ra một câu hỏi- một thắc mắc mà chàng đã giữ rất lâu trong lòng:
– Cô ơi, làm thế nào để dung hòa được quyền lợi của nhau, trong một mối quan hệ?  
– Cũng còn tùy cháu ạ. Nếu đó chỉ là những nhu cầu nhất thời, như mong muốn đem lại cho nhau những điều lãng mạn, dịu dàng thì có thể tìm cách dung hòa được. Nhưng còn nếu đó là những nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như muốn được sống hạnh phúc hơn, thì khó đấy, nếu không muốn nói là không thể dung hòa được. Không thể yêu cầu người khác giúp cháu đạt được những nhu cầu cơ bản vốn chỉ có cháu mới có thể tìm thấy hướng đi cho mình. 
Kể từ lúc chúng ta nhìn lại mối quan hệ của mình và bắt đầu trông mong nó sẽ giúp ta hài lòng hay làm cho ta hạnh phúc thì, tin hay không tùy cháu, sự đau khổ sẽ bắt đầu. Tệ hơn thế là chúng ta lại cho rằng người kia chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình. 
Cô nhớ dạo đó, cô và chú rất cố gắng quan tâm đến nhau. Nhưng dù người này có làm gì đi nữa thì cũng không thể khiến cho người kia thấy vui. Cũng không ai thấy mình đã được chăm sóc đầy đủ cả. Bây giờ cô thấy mình được quan tâm nhiều hơn rồi. 
Nói xong câu đó, bà mỉm cười hạnh phúc. 
– Cô có thể nói rõ hơn là chú đã làm gì khiến cô hài lòng đến vậy.
– Điều đầu tiên mà chú làm là khích lệ cô nên biết dành nhiều thời gian cho bản thân, đúng hơn là cô hãy tự chăm sóc mình nhiều hơn. 
Chú luôn lắng nghe và ủng hộ cô, thỉnh thoảng lại bất ngờ tặng hoa và thiệp cho cô, chơi thể thao và cùng đùa giỡn với cô…Những điều mà trước đây chú chưa bao giờ làm. 
Rõ ràng là từ khi chú biết sống với tình yêu bản thân thì cô và bọn trẻ cũng cảm thấy mình được chăm sóc và yêu thương hơn. 
Nhưng trong tất cả những việc đó thì điều có ý nghĩa nhất mà chú làm cho cô là giúp cô biết quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn. 
Chàng trai im lặng suy nghĩ sau khi nghe những gì bà nói. 
– Chú đã giúp cô làm điều đó như thế nào ạ?  
– Bằng những câu hỏi, cháu ạ! Chú luôn hỏi cô, như để nhắc nhở, rằng “hôm nay em làm được gì cho em chưa? Em có dự định gì không? ”- Nói đến đây, bà mỉm cười- Chú biết rõ là nếu như cô không chăm sóc bản thân cô tốt thì sớm muộn gì, cô cũng tìm ra lí do để gây sự với chú, vì dù sao chú cũng là người gần cô nhất, dễ bị cô trút giận lên nhất, vì bất cứ lí do gì. Thậm chí, có lúc cô còn “giận cá chém thớt”, bắt chú gánh chịu những giận hơn không đâu của cô. 
Nói cho vui vậy thôi, chứ cô biết nguyên nhân chủ yếu khiến chú luôn nhắc nhở cô là vì chú biết, nếu cô yêu thương mình hơn thì cuộc sống với cô sẽ trở nên dễ chịu hơn. Rồi cô sẽ biết quý trọng và tận hưởng cuộc sống. 
Mối quan hệ của cô chú nhờ thế mà trở nên ngày càng gắn bó. Cả hai đều biết là người này luôn mong người kia được hạnh phúc và thanh thản. 
Chú đã từng nói với cô thế này: “Anh muốn cả anh và em đều hài lòng về nhau. Vì thế, hãy nhớ chăm sóc bản thân em thật tốt. Và bất cứ khi nào em cần đến anh, hãy cho anh biết”. 
Chú nói thế là vì chú hiểu cô rất rõ, rằng cô sẽ chẳng bao giờ để ý đến bản thân mình trước, cô quen sống như thế rồi. Để làm được như vậy, cô cần sự giúp đỡ của chú ấy. 
Sự động viên và sẵn lòng chấp nhận của chú đã giúp cô rất nhiều. Đối với cô, đó thật sự là một món quà không thể đánh đổi được. Vì trước đây, cô nghĩ mình sẽ không cần ai phải thừa nhận mình cả. Nhưng rồi cô cũng hiểu là cần và cũng biết mình được quyền làm như thế. Cô cũng rất cảm ơn người bạn đời của mình. Và cũng như cô, chú rất vui- vui với niềm vui của cô. 
– Cháu chưa hiểu rõ về điều này lắm? Có một lí do gì đặc biệt ở đây ạ?  
– Vì khi cô được sống thật với bản thân thì cô thay đổi, cô nhiệt tình hơn, vui vẻ và đôi khi cũng hài hước hơn. Chính điều đó làm chú ấy vui. Chú thích được thấy cô như vậy. 
– Thế đã bao giờ chú làm cô buồn chưa, kể từ khi ông thay đổi? Chẳng hạn như thiếu quan tâm đến cô hay không bày tỏ tình yêu với cô? Cô sẽ làm gì trong những tình huống như vậy?  
– Dĩ nhiên khi không được ai quan tâm thì cô cảm thấy cô đơn lắm. Nhưng như thế thì không tốt. Thế nên cô thấy mình phải tự quan tâm đến mình và tìm cách gạt bỏ cảm giác cô đơn đó. Cô có nhiều cáh để thay đổi tâm trạng của mình, trong đó có vài cách thật sự buồn cười, chẳng hạn như chui vào giường trùm kín chăn lại cho thật ấm rồi cứ thế nằm im trong đó. Sự ấm áp của cái chăn giúp cô vơi đi cảm giác là mình đang bị bỏ rơi. 
Có một cách khác là ngồi mân mê những con gấu bông. Cháu có thể thử và sẽ thấy là rất hiệu quả. Nó mang lại cho ta cảm giác như được âu yếm, vuốt ve và bảo vệ. Nỗi cô đơn sẽ tự nhiên biến mất. 
Quan trọng là, cô không còn đòi hỏi người khác phải lo lắng và làm cho cô vui. Cô có thể tự tìm thấy niềm vui cho mình. 
Một cách khác nữa của cô là nghĩ đến những phong cảnh êm đềm thơ mộng, dễ thương mà mình từng được nhìn ngắm. Không biết cháu thì thế nào, chứ với cô thì cứ mỗi khi nhìn ngắm phong cảnh thoáng đãng, hoang sơ là lập tức lòng cô trở nên thanh thản. 
Anh hưởng ứng:
– Cháu cũng có cảm giác như thế trước thiên nhiên. 
– Ừ, chắc nhiều người cũng thế. Có một lần, cô vô tình nhìn thấy một vài bức anh chụp vùng biển Caribê. Cô bị cuốn hút ngay, vì phong cảnh ở đây quá tuyệt, đặc biệt là màu sắc, đẹp không thể tả. Vậy là về đến nhà, cô quyết định sử dụng những gam màu đó cho các vật dụng trong phòng mình. Cô mua những chiếc áo gối có màu be, màu xanh ánh dương. Chăn thì cô dùng màu cát. Rèm cửa và đèn ngủ thì cô dùng màu xanh da trời. Tất cả chỉ mang tính trang trí nhưng lại có sức tác động lớn đến tâm hồn và cảm giác của cô, và cả chú nữa. 
Nhưng phương pháp có hiệu quả nhất với cô có lẽ là tự tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng bên trong mình, bằng tâm trí và cảm giác. 
Cô thật sự hạnh phúc khi bên cạnh chú. Cách sống của chú đã mang lại cho cô nhiều điều mới mẻ. Chú có những nguyên tắc sống rất hay. Cháu có biết đến các quan niệm này không, về yêu và được yêu? 
Muốn được sống trong yêu thương. Bạn hãy học cách yêu thương người khác. 
- Cô đã từng nghĩ được yêu chính là điều đáng trân trọng và quý giá nhất trên đời này. Nhưng, thực tế đã chứng minh cho cô thấy điều ngược lại. 
– Cháu cũng nghĩ được yêu là hạnh phúc nhất trên đời này. Nhưng cô vừa nói là không phải?  
Bà quay lại nhìn anh và nói:
– Đã có bao giờ cháu thấy tình yêu người khác dành cho mình là đủ không?  
Chàng trai im lặng. Bà biết đây là một câu hỏi khá tế nhị và khó trả lời nên cũng không hỏi thêm nữa. Thay vào đó, bà lại tiếp tục chuyện của mình:
– Khao khát được yêu của cô rất mãnh liệt, ai cũng thế thôi. Nhưng chính điều đó đôi khi lại không hay lắm- nói đúng hơn là không tốt cho chúng ta. 
– Sao lại thế cô?  
– Cháu có nhận thấy là việc muốn được yêu sẽ khiến cho chúng ta trở nên dễ bị phụ thuộc vào người khác không? Và như thế thì hạnh phúc của ta tự nhiên lại nằm trong tay họ. Cháu không thể nào điều khiển được cái gì không thuộc về mình. 
Trước khi hiểu rõ điều này, cô đã từng sống mà không quan tâm đến bản thân cũng như cảm giác của mình lắm. Nhất là trong tình yêu, một thứ tình cảm thiêng liêng và có sức mạnh nhất của con người. Cô cho rằng sẽ có người khác, như chồng cô chẳng hạn, sẽ quan tâm, chăm sóc và yêu cô- thay cho cô. 
Cháu thấy đấy, cũng như một số người, cô luôn mong người khác sẽ dành cho mình sự yêu thương. Cô còn tự đặt ra một số các tiêu chuẩn để xác định xem tình cảm mà người ta dành cho cô ở mức độ nào- đã có thể gọi là yêu thương đúng nghĩa hay chưa? Rồi cô bắt đầu so sánh tình yêu của người khác dành cho cô dựa trên tiêu chí đó. Một cách vô thức, cô đã cho điểm và xếp loại tình cảm của họ. 
Chàng trai cười tinh nghịch:
– Cháu nghĩ chắc đa số họ không đủ điểm phải không?  
– Cháu nói sao? Không đủ ư?  
Không nghe chàng trai trả lời, hình như anh đang mải mê suy nghĩ về một điều gì khác, bà nói tiếp:
– Thế đấy! Khi cô quá quan tâm đến tình cảm của người khác dành cho mình thì cô lại càng thất vọng và có cảm giác mình không được yêu thương. 
Chàng trai như bừng tỉnh. Tại sao trước kia, anh chưa bao giờ nghĩ đến điều này nhỉ? Chậm rãi, anh tiếp lời cô, bằng những ý tưởng mình vừa mới khám phá được:
– Và chính cảm giác không được ai yêu thương đó sẽ khiến chúng ta hành động như một người không biết yêu thương. Chúng ta không muốn đặt tình yêu của mình vào ai cả. 
– Đúng vậy! Người phụ nữ khẳng định- Đã không biết bao lần cô bị tổn thương vì điều này. Rồi cô hoặc lại rút lui khỏi mối quan hệ, hoặc là trở nên khó gần và dễ giận dữ. 
Chàng trai lại tiếp lời:
– Và một khi mình đã hành động như một người không biết đến yêu thương thì sẽ cản trở người khác yêu thương mình. Có thể họ cảm thấy khó gần…
Càng suy nghĩ, chàng trai càng thấy rõ được những khía cạnh mới về yêu và được yêu. Có lẽ anh đã bắt đầu có một cái nhìn khác hơn về điều này. 
– Khi nhận ra sự khác biệt giữa yêu và được yêu thì có lẽ…yêu là cách tốt nhất tránh cho mình bị tổn thương. Đó cũng là một cách yêu thương mình đấy nhỉ?  
Nghe anh nói vậy, người vợ bác sĩ mỉm cười. Bà nói tiếp những suy nghĩ của mình:
– Nhận ra được điều đó rồi, cô chẳng còn phải dành nhiều thời gian vào việc cố gắng lấy lòng hay chiếm tình cảm của người khác nữa. Thời gian của cô bây giờ chủ yêu s là để yêu thương người khác, quan tâm đến bản thân và chăm sóc gia đình. Sau khi học cách tự tìm niềm vui cho chính mình, cô đã có thể đứng bên cạnh chú để động viên chú, và ngược lại, chú cũng vậy. Cả hai dần dần trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhau. 
– Cháu có thể được biết về những việc mà cô đã làm cho chú không- như một người bạn tinh thần ấy?  
– Có nhiều việc cô chú có thể làm cho nhau lắm. Cô thì…có những lúc thấy chú khắt khe qua mức với bản thân, cô lại nhắc chú phải biết khoan dung với chính mình. 
Với cô, cảm giác thoải mái nhất là khi biết chấp nhận bản thân mình, với tất cả những ưu khuyết điểm, rồi từ đó phát huy mặt mạnh, khắc phục dần điểm yếu. Cô cũng cố bảo chú làm thế. Khi chấp nhận được bản thân thì chúng ta càng dễ khoan dung với chính mình và cả với người khác. Và đau khổ cũng không thể dằn vặt mình lâu. 
– Vậy chú phản ứng như thế nào với điều đó?  
– Thường thì chú cũng bắt đầu nhìn ra vấn đề và thay đổi thái độ. Nhưng cũng có lúc, chú không thể nào vượt qua được. Những lúc đó, chú sẽ nói với cô rằng, tốt hơn hết là chú nên kiếm một con ngựa rồi cột nó sau lưng mình kéo đi. Như thế biết đâu chú sẽ trút được gánh nặng và nhẹ nhàng hơn. Sau vài câu bông đùa như thế, cô chú cùng cười, hay ít nhất cũng cảm thấy dễ chịu. Tiếng cười giúp tình trạng căng thẳng ít nhiều trở nên khá hơn, nhất là với chú. 
Người phụ nữ tỏ vẻ hứng khởi. Khuôn mặt bà trông rất rạng rỡ. Chàng trai nhìn bà và tự như: “Cô ấy tự nhiên thật! Trò chuyện với cô ấy làm mình cũng thấy thoải mái theo”. 
Bỗng một ý nghĩ xuất hiện trong đầu, anh hỏi ngay:
– Có khi nào cô nghĩ những điều cô muốn làm sẽ khiến chú không hài lòng, hay khiến chú không thích?  
Chợt anh giật mình nhận ra giọng mình hơi xẵng. Không khỏi bối rối, anh khẽ đưa mắt nhìn bà, nhưng hình như bà chẳng để ý. Dù sao anh cũng mong nhận được câu trả lời. 
– Dĩ nhiên là có- Ngừơi phụ nữ khẳng định- không thể nào tránh được. Chồng cô cũng từng nói về điều này. Chú đã nói: “Sự thật là người nào cũng có khuynh hướng thực hiện cho được điều họ muốn làm, vậy tại sao lại cố tình tự dối lòng là mình có thể làm khác đi? ”
Chẳng hạn như nmếu một người thôi không hành động theo ý muốn của anh ta mà làm theo ý một ai đó, không sớm thì muộn, anh ta sẽ trở nên bực bội, thất vọng, mọi nhiệt tình sẽ tan biến hết. Rồi cuối cùng, anh ta sẽ quay sang thể hiện sự chống đối với người kia, dù anh ta có ý thức được điều đó hay không. 
Cô biết điều này nghe có vẻ không hay chút nào, nhưng rõ ràng là nó có thể xảy ra. Khi cháu bỏ qua ý muốn bản thân chỉ vì muốn làm hài lòng người khác, chính điều đó sẽ làm cháu thấy khó chịu, đặc biệt là trong những trường hợp cháu không ý thức được là mình đang vì người khác. Dù sao thì biết rõ là vì ai, hay vì lí do gì cũng sẽ khiến cháu dễ chấp nhận hơn. 
Vì thế, để tránh những điều không hay có thể xảy đến, tốt nhấtlà chúng ta nên thành thật với chính bản thân mình. Hãy thử nói cho người khác biết về điều cháu muốn, rồi nếu cần, thuyết phục họ hay thậm chí tranh cãi với họ để cuối cùng có thể tìm ra giải pháp tốt cho cả hai. 
– Vậy là, trước tiên, có thể chúng ta vì tôn trọng những mong muốn của mình mà khiến người khác không hài lòng. Nhưng sau đó, ta lại có thể vui vẻ với họ. Còn hơn là lúc đầu cố gắng làm họ vừa lòng nhưng về sau lại thầm trách móc họ. 
– Đúng. Và đừng quên một điều quan trọng. Khi cháu cảm thấy vui vẻ vì người khác, hãy thể hiện niềm vui đó ra ngoài cho họ thấy. Cháu có mất gì đâu, họ thấy cháu có thẻ làm người khác vui thì họ cũng vui không kém. 
Bất cứ khi nào chồng cô làm một điều gì đó để khích lệ hay an ủi cô, cô đều bày tỏ cho chú ấy thấy sự biết ơn của mình- theo nhiều cách khác nhau. 
Chàng trai thoáng thắc mắc. Anh không cho rằng việc giải quyết những mâu thuẫn về sở thích hay ý muốn lại đơn giản như vậy. Anh hỏi:
– Nhưng chẳng lẽ không bao giờ có xung đột? Nếu có thì cô sẽ giải quyết ra sao?  
– Cháu nói đúng. Mâu thuẫn là không tránh được. Nhưng với việc đặt mình ngang hàng với người khác- vì cả hai đều xứng đáng được quan tâm như nhau- cháu sẽ giảm thiểu được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra bất hòa. 
Cô chú cũng có những lúc không thích việc làm hay cách cư xử của nhau. Rồi từ đó cảm thấy bấp bênh trong mối quan hệ. Những lúc như thế, mỗi người phải biết mình cần làm gì. Dừng lại và tự hỏi: “Phải tìm cách nào đó để vượt qua cảm giác này. Như thế tốt cho mình hơn, và cũng tốt cho người kia”. Nhờ vậy cô nhận ra rằng, những gì chú làm mà cô cảm thấy khó chịu thì đôi khi lại khiến cho chú vui và hài lòng, ngược lại phía chú cũng vậy. Như vậy thì có gì đáng trách đâu? Thế là cô chú lại vui vẻ với nhau. 
Mỗi người, cô và chú, có những cách thể hiện tình yêu bản thân riêng, giữa cái chung của hai người. Và cô cho rằng đáng quý nhất nhất chính là việc người này luôn sẵn sàng ủng hộ, giúp đỡ người kia thực hiện mong muốn của mình. Và tán thưởng khi người kia thành công. Ai cũng thích người kia sống thật với bản thân mình. 
– Cô làm cháu nghĩ đến một bài thơ của Elizabeth Barrett Browning. Cô có biết bài này không?  
Không đợi người phụ nữ trả lời, chàng trai ngâm nga:
Em yêu anh 

Không phải vì anh là ai 

Mà vì em được là chính mình- khi ở bên anh.
Người vợ bác sĩ thích thú vỗ tay:
– Chà, hay tuyệt! Với bài thơ này thì không cần đến lời có cánh nào khác nữa!  
Đã hai tháng trôi qua kể từ sau cuộc trò chuyện với người vợ vị bác sĩ, chàng trai đã hiểu thêm được rất nhiều điều về cuộc sống. Cũng đã lâu chưa gặp lại vợ chồng bác sĩ nên anh quyết định sắp xếp thời gian đến thăm. 
Vừa thấy anh bước vào cửa, ông bác sĩ đã tươi cười đứng dậy:
– Rất vui gặp lại cháu, anh bạn trẻ! Cô có nói với chú là hôm trước, hai cô cháu đã làm quen và trò chuyện với nhau rồi. Thú vị chứ hả?  
– Vâng. Và cháu phải nói cô là một người khá sâu sắc và đặc biệt đấy ạ!  
– Cháu nói thế, cô ấy lại “lên mặt” với chú cháu mình bây giờ! – Vị bác sĩ hóm hỉnh- Nhưng dù sao thì cũng phải công nhận là chú cháu mình đã học được nhiều từ cô ấy, phải không nào?  
– Vâng. Cô chú thật hạnh phúc!  
– Nhưng chắc cô ấy cũng đã kể cho cháu nghe về những lần cô chú giận nhau chứ? – Ông mỉm cười. 
– Có ạ! Và cô còn chia sẻ cách giải quyết vấn đề với cháu nữa. Nhờ thế mà cháu biết được mình đã có những thái độ, cư xử không phải với vợ con. Bây giờ thì gia đình cháu đã vui vẻ và hòa thuận với nhau hơn. Nhưng có điều…. 
Ngập ngừng một chút, chàng trai nói tiếp:
– Nếu mọi người trong gia đình, ai cũng đều quan tâm trước hết đến bản thân mình thì sẽ ra sao…Cháu cứ ngỡ làm như vậy là ích kỉ, và cuối cùng mọi việc sẽ chẳng đi đến đâu. 
– Chú sẽ giải thích cho cháu rõ hơn, qua vấn đề hiện tại cảu cháu. Cháu nói rằng sau lần trò chuyện với vợ chú thì cháu đã bắt đầu thay đổi cách cư xử với vợ con cháu. Vậy cụ thể là cháu thay đổi như thế nào?  
– Chẳng hạn như tối qua. Sau một ngày ngập đầu với công việc, cháu rất mong được về nhà để gặp cô ấy và con gái. Cháu nghĩ là cô ấy sẽ đợi cháu về, hỏi thăm công việc trong ngày của cháu. Nói chung là dành cho cháu những lời yêu thương nhẹ nhàng…. 
Ông đoán:
– Nhưng cô ấy đã không làm vậy?  
– Vâng, cháu hoàn toàn chẳng nhận được sự bày tỏ tình cảm nào từ phía cô ấy, không vui mừng, không hỏi xem cháu có mệt không, đã ăn tối chưa…Khi thấy cháu bước vào, cô ấy chỉ mỉm cười với cháu một cái, thế rồi thôi. 
Thất vọng quá, cháu liền bỏ ra ngoài đi dạo một lúc. Trong cháu chỉ còn nỗi chán chường. Thật ra, cháu không muốn phản ứng như thê, vì chỉ thêm mệt mỏi. Nhưng nếu cháu cứ ở lại trong nhà và nghĩ về thái độ vừa rồi của cô ấy thì chắc cháu sẽ không khỏi buồn lòng hơn. 
Lúc đó, cháu đã tự hỏi: “Bây giờ, mình phải làm gì đây để tâm trạng mình trở nên tốt hơn? ”. 
Chàng trai im lặng một lúc rồi nói tiếp:
– Khi tự hỏi như thế, cháu chợt nhớ lại rằng, dù cô ấy không nồng nhiệt đón cháu như cháu mong đợi, nhưng hình như, cô ấy có hỏi cháu một câu: “Anh về đấy à, anh yêu? ”
– Cô ấy gọi cháu là “anh yêu” à ? – Ông bác sĩ nháy mắt cười tinh nghịch. 
– Vâng. Nghĩ đến đó thì cháu cảm thấy khá hơn. Đâu phải lúc nào cô ấy cũng gọi cháu thế đâu. Cháu tự nhủ mình nên về nhà và vui vẻ với cô ấy. 
Cuối tuần rồi, cháu ghé lại nhà thăm cha mẹ. Cháu nghĩ mọi người sẽ vui mừng lắm, nhưng không, họ vẫn xem tivi, đọc báo, không hề thăm hỏi gì cháu. . Còn đứa em gái khi thây cháu về thì chạy ào ra cửa, nhưng chỉ là để níu ào cháu hỏi cuống lên là có nhớ mua truyện tranh về cho nó không…
– Rồi cháu làm gì nữa?  
– Cháu nhớ đến lời của vợ chú, rằng sống để yêu bao giờ cũng có ý nghĩa hơn là sống để được yêu. Cho nên cháu đã quyết định sẽ làm một việc gì đó tốt hơn cho mình, bằng cách thể hiện tình yêu với mọi người chứ không đòi hỏi mọi người phải thể hiện tình yêu với mình nữa. Và kết quả nó mang lại thật tuyệt vời. 
Việc đầu tiên cháu làm là đi lại chỗ mẹ mình và khẽ ôm lấy bà. Cháu nói với bà là cháu rất hạnh phúc khi về đến nhà. Chắc chú có thể biết được phản ứng của bà như thế nào. Mẹ cháu thật sự cảm động, và rồi bà nói với cháu là bà rất tiếc vì không thể quan tâm đến cháu nhiều hơn. Quả thật, trông bà có vẻ đang rất mệt. 
Vị bác sĩ tiếp lời:
– Vợ cháu, mẹ cháu và những người khác cũng như cháu thôi, cũng vừa trải qua một ngày làm việc khá nặng nề?  
– Vâng. Vậy mà cháu đã không nghĩ đến điều đó sớm. Nhưng cháu mừng là cháu đã hành động đúng. Nếu cháu tiếp tục giữ im lặng thì sự việc chắc sẽ hoàn toàn khác. 
Ông giải thích:
– Điều quan trọng nhất của một mối quan hệ tốt, chính là sự cân bằng. Việc làm của cháu thể hiện điều đó. Chúng ta không thể đòi hỏi người khác, nhất là những người thân thiết, kể cả người bạn đời của cháu, lúc nào cũng cũng phải nghĩ đến mình. Hành động đúng của cháu là bỏ qua một bên sự trông đợi của bản thân- rằng mọi người trong gia đình sẽ chào đón mình một cách yêu thương- và bỏ qua cả cái Tôi to lớn trong cháu nữa. Nhờ vậy mà những cảm giác bực dọc hay khổ sở cũng sẽ không còn làm cháu day dứt nữa. 
Chắc cháu đã thấy những rắc rối tối qua cũng có thể dễ dàng biến thành một vụ tranh cãi hay một cuộc chiến tranh lạnh. Điều này thường xảy ra nhiều hơn trong mối quan hệ vợ chồng, khi một trong hai người, hay tệ hơn nữa là cả hai, không dành đủ thời gian để quan tâm đến bản thân. Cho nên, để tránh tình trạng đó, tốt nhất, mỗi người nên tự tìm cách quan tâm chính mình đồng thời giúp người khác kia quan tâm đến bản thân họ. 
Yêu là cảm giác được trở về với chính mình khi ở bên người mình yêu. Và tìm thấy hạnh phúc của minh trong hạnh phúc của người mình yêu. 
- Tuyệt thật! Đó là một cách rất hay để xây dựng và duy trì những mối quan hệ. Với cháu, một điểm mấu chốt khác nữa là trước hết, mình nên tự xây dựng một mối quan hệ tốt với chính mình. 
– Không sai! Có dạo chú không hề biết đến điều này. Và chú đã gặp phải khá nhiều rắc rối. Chú thấy hình như chẳng ai thèm quan tâm đến mình cả. Chính chú còn lơ là với bản thân mình nữa là…. Cũng không ai biết là chú đang mang trong mình cái cảm giác tồi tệ đó, vì chú cố hết sức để che giấu nó. 
Rồi trong tình trạng đó, chú đã nghĩ đến một điều mà trước đây chú chưa từng nghĩ đến- một tư tưởng sai lầm mà chú không bao giờ muốn lặp lại lần nữa. 
Chàng trai tò mò:
– Gì mà nghiêm trọng vậy chú?  
– À, tự nhiên lúc đó, chú tin rằng mình là kẻ không xứng đáng được yêu thương . Và vì thế, để tránh bị tổn thương, chú sẽ không yêu thương ai cả, hay nói đúng hơn là chú nghĩ mình không thể yêu. 
Rồi chú cứ nằm ở nhà, chẳng muốn làm gì cả. Chú tự nhủ rằng mình đang trong giai đoạn mệt mỏi, căng thẳng rồi sẽ qua thôi. Nhưng bây giờ nhìn lại thì thấy chính là do chú đang chán nản. Mà khi chú thấy thấy chán thì đó là một vấn đề lớn, vì chú vốn sống khá lạc quan. 
– Điều gì khiến chú rơi vào tình trạng như vậy?  
– Có lẽ cháu sẽ ngạc nhiên. Nhưng không có lí do cụ thể nào cả. Công việc của chú vẫn tiến triển tốt. Gia đình cũng vậy, vẫn êm ấm. Sức khỏe của chú thì vẫn ổn. Không một rắc rối- hay là do chú không nhận ra, chú cũng không rõ. Rồi trải qua một thời gian dài, chú cứ ở mãi trong tình trạng như thế- nằm dài và nghĩ ngợi lung tung. Đúng hơn là chú đang trốn tránh . 
– Có gì mà phải lẩn tránh ạ? Chú trốn tránh cái gì thế?  
Người bac sĩ không trả lời ngay. Mắt ông hơi sáng lên. 
– Trốn chính chú. Rõ ràng lúc đó, điều chú cần đến không phải là sự yêu thương của một ai mà là chú cần phải biết yêu thương mình hơn. Vì nếu không, cho dù người khác có dành cho chú bao nhiêu tình cảm đi nữa thì cũng không đủ. Thậm chí chú còn chẳng tạo cho người khác cơ hội làm điều đó. 
Rồi tình cờ, chú độc được một miếng giấy ghi những dòng chữ có nội dung lạ lùng như thế này: “Hôm nay bạn đã tự ôm mình cái nào chưa? ”. Hỏi là: “Bạn đã ôm hôn con gái mình cái nào chưa? ” thì còn hợp lí, chứ “tự ôm mình” thì quả là chú mới nghe lần đầu. 
Chàng trai xuýt xoa:
– Giá cháu có một miếng để dán lên kính xe nhỉ? Mà không, phải hai cái. 
– Điều thú vị là khi cháu “tự ôm mình một cái” thì cháu sẽ muốn ôm ngừoi khác, con cái chẳng hạn. Nghĩa là để người khác có thể đặt tình yêu vào cháu thì trước hết, cháu phải tự yêu lấy mình cái đã. 
– Vậy chú đã học cách yêu thương bản thân như thế nào?  
– Chú đã rất cố gắng, nhưng mà mãi vẫn chưa học được cách yêu thương chính mình. Cho nên, chú đã quyết định nên học cách yêu thích trước đã. Phải bắt đầu từ những bước nhỏ nhất mới mong thành công. 
– Cháu đoán là trước hết, chú sẽ thôi không nằm dài trên giường nữa phải không. 
– Đúng chú ra khỏi giường. Chú còn nhớ cái cảnh mình nằm trên giường suốt cả ngày, mệt mỏi và suy sụp, thầm tự rủa sao bây giờ mình lại có nhiều thời gian thế, còn rảnh rang hơn lắm kẻ ăn chơi thứ thiệt khác. 
Rồi chú tự hỏi mình: “Ngoài cáh này ra, mình còn cách nào khá hơn không? ”
– Có phải đó là lần đầu tiên chú sử dụng cách đặt câu hỏi như vậy không?  
– Ừ, khi điều tồi tệ nhất xảy ra thì phải cố tìm lối nào đó thoát ra chứ. Lúc đó, ngay cả cái tôi cứng đầu của chú cũng thấy được là chú đang đi sai đường. 
Cứ thế, chú lặp đi lặp lại câu hỏi đó không biết bao nhiêu lần. Chú không muốn mình đi lạc hướng quá xa. 
– Rồi chú đã làm gì tiếp theo?  
– Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa đã nói thế ược là chú đang đi sai đường. 
Cứ thế, chú lặp đi lặp lại câu hỏi đó không biết bao nhiêu lần. Chú không muốn mình đi lạc hướng quá xa. 
– Rồi chú đã làm gì tiếp theo?  
– Có một câu ngạn ngữ Trung Hoa đã nói thế này, rằng ta không thể trộn lẫn hai tách trà, một tách mới và nóng hổi, còn tách kia thiu và nguội ngắt vào nhau được. Cho nên, chỉ khi nào chúng ta thôi không làm những điều không hiệu quả hay vô nghĩa nữa thì lúc đó, sự việc mới có cơ may khá hơn. 
Chính vì thế, việc đầu tiên chú làm là dừng lại, không thực hiên những việc vô nghĩa nữa. Chú phải bước ra khỏi cái giường với chăn nệm ấm áp đó. Tiếp theo, chú có ý định “thư giãn” trong vài phút. Nhưng rồi chú cho rằng đấy cũng không phải là cách lựa chọn tốt nhất. 
– Cháu tin là chú đã tìm ra được một cách tốt hơn. 
– Đúng vậy. Chú đã tìm ra cách. Có còn nhớ những gì mà chúng ta đã nói với nhau trong buổi nói chuyện đầu tiên không? Đó chính là cách của chú đấy:dành một phút để chắm sóc và quan tâm đến bản thân. Dù chú biết với cách đó thì chú sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Rồi dần dần, chú áp dụng phương pháp một phứt nhiều hơn, dĩ nhiên cũng hiệu quả hơn:chú đã thực hiện sự thay đổi. 
Đặt việc quan tâm bản thân ngang hàng với những việc quan trọng khác đã giúp mọi thứ xung quanh chú trở nên tốt hơn, trong đó có mối quan hệ giữa chú và cô. 
Chàng trai im lặng không nói gì. Dù sao thì trong anh vẫn còn có điều gì đó chưa được giải tỏa. 
Vị bac sĩ hình như hiểu được những suy nghĩ của anh. Ông lại tiếp tục giải thích:
– Bây giờ, hãy nghĩ đến cảm giác của cháu sẽ như thé nào khi một người mà cháu yêu thương ôm choàng vai cháu?  
– Dĩ nhiên là cháu thấy rất dễ chịu ạ. 
– Điều đó là đương nhiên. Và sẽ tốt hơn nếu chúng ta được những người thương yêu bày tỏ sự quan tâm thường xuyên. Còn bây giờ, hãy tưởng tượng xem nếu người cháu yêu thương từ chối không chịu ôm vai cháu?  
Điều ông yêu cầu làm anh bất ngờ. Nhưng anh cũng có thể hình dung ra được cảm giác của mình sẽ như thế nào nếu bị từ chối. 
– Cháu cảm thấy mình như bị hụt hẫng và rất buồn…cũng có khi cháu sẽ trở nên tức giận. 
Im lặng một lúc rồi anh nói khẽ:
– Chuyện đó đôi lúc cũng có xảy ra trong gia đình. 
– Vậy cuối cùng cháu thấy ai là người mà cháu cần phải yêu thương và xoa dịu nhiều nhất?  
Lại phải im lặng một lúc, chàng trai mới nhẹ nhàng trả lời:
– Chính cháu ạ!  
– Cháu thấy chưa? Và đó chính là lí do tại sao ta luôn cảm thấy tốt hơn khi chúng ta chịu dừng lại và lắng nghe cái tôi hoàn thiện bên trong mình. Chỉ có cái tôi đó mới thật sự biết là chúng ta đang cần gì. 
Lắng nghe cái tôi hoàn thiện bên trong lên tiếng chính là chúgn ta đang tự ôm mình một cách nòng nhiệt và tình cảm nhất. 
Ông lại tiếp tục hỏi anh:
– Khi không dành đủ tình yêu cho bản thân mình- thì giống như chưa tự cho mình những cái ôm, thì liệu có ai khác mang lại cho cháu cảm giác được yêu thương và ấm lòng vừa đủ không?  
Đến đây thì chàng trai bắt đầu hiểu ông bác sĩ đang muốn nói điều gì. Anh hỏi:
– Có phải là…ý chú muốn nói, những điều mà mình không cần tới thì cho dù có được nhận bao nhiêu đi nữa cũng không bao giừo là đủ với mình, phải không ạ?  
– Khi cháu không dành cho bản thân mình đủ tình yêu thương thì những người khác cũng không có cách nào có thể thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản bên trong cháu. Trong khi cháu đòi hỏi người này người kia giúp cháu thì thật ra, họ không thể. Chỉ có cháu mới có khả năng lấp đầy nỗi khát khao của mình. Còn nếu người khác giúp thì…không bao giờ là đủ cả. 
– Với những điều chú vừa nói, cháu có thể tự kết luận:hóa ra, trong những mối quan hệ không suôn sẻ với người khác, chính cháu mới là nguyên nhân của mọi vấn đề. 
Ông bác sĩ khen ngợi:
– Cháu nắm vấn đề nhanh đấy. Vây jcháu có tự hỏi là tại sao kết quả lại chẳng mấy tốt đẹp không?  
– Vì cháu sẽ không thể nào có được một mối quan hệ tốt với người khác, khi mà chính cháu không lắng nghe được tiếng nói bên trong bản thân mình. 
– Cũng đúng. Nhưng có cách nói nào khác gần gũi hơn một chút không?  
Chàng trai mỉm cười:
– Chắc là có. Nghĩa là, mối quan hệ đón vai trò quan trọng nhất với chúng ta chính là mối quan hệ của chính ta với bản thân mình. 
– Tuyệt! Vậy trong mối quan hệ giữa cháu với nhiều người- hai người chẳng hạn- thì điều này sẽ có ý nghĩa thế nào đây?  
– Cháu cho là không thể nào có được một mối quan hệ tốt với người khác cho đến khi cháu hòa hợp được với bản thân mình;đồng thời, nhũng người khác cũng vậy, họ phải hòa hợp với bản thân họ trước đã. 
– Đúng vậy. Bây giờ, nếu phải tóm tắt bài học này thì cháu sẽ tóm tắt ra sao?  
Chàng trai ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi nói:
– Cháu sẽ nói là…
Để có một mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Trước hết, bạn phải hòa hợp với chính bạn. Và người khác cũng phải hòa hợp với bản thân họ. 
- Bây giờ thì chú tin cháu đã hiểu vấn đề rồi. Nhưng, liệu cháu có cố gắng thực hiện điều đó không? Cháu có chịu cam kết với chính mình không? Chú nhớ hồi đó, chính vợ chú đã yêu cầu chú phải cam kết là cố gắng hòa hợp với bản thân, tất cả là vì hạnh phúc gia đình. Lúc đó, chú không thể chắc chắn là mình làm được, vì rõ ràng là giữa cô chú đang có những rạn nứt. 
Vợ chú không chỉ đơn thuần yêu cầu chú cam kết giữ vững tình yêu mà mong muốn của cô ấy còn lớn hơn thế. 
– Cái gì mà có thể lớn hơn việc chung thủy với tình yêu cơ chứ?  
– Cô ấy yêu cầu chú phải hứa là sẽ không lảng tránh sự việc- không bỏ đi hay yêu cầu cô ấy để cho chú yên, vì bất cứ lí do nào- dù chú có giận dữ hay lo sợ đến mức nào đi nữa. Nói cho đúng thì cô ấy muốn chú cam kết sẽ không chạy trốn bản thân nữa. Nếu chú đồng ý nhưu vậy thì chính cô ấy cũng sẽ tự cam kết là không né tránh bản thân cô ấy nữa. Hay nếu cô ấy có tự dối mình, dù chỉ trong suy nghĩ, thì cô ấy cũng sẽ cố gắng nhanh chóng trở về với thực tại. 
Chàng trai dường như đã hiểu ra vấn đề:
– Vậy điều mà cô chú thật sự cam kết với nhau, chính là yêu cầu mỗi người phải biết quan tâm đến bản thân mình. Và cách tốt nhất để thực hiện điều đó là phải đối diện với cái tôi của mình. 
Ông gật đầu thừa nhận và buông một câu khôi hài:
– Chắc tối nay, cháu sẽ làm đứa em gái tinh nghịch của cháu vui đay. À, chú cũng muốn cháu biết là, chú thật sự rất vui khi nói chuyện với cháu. Nhờ thế mà chú có thể nhìn lại được rất nhiều điều. Chú thấy mình rõ ràng đã khác hẳn so với dạo trước, lúc chú mãi sống trong bấp bênh. Cũng không thể tin được là trước đây mình lại có thể sống mà không biết tự quan tâm đến mình. 
Nói xong, ông ngả lưng xuống ghế một cách thoải mái. Ông đang vui. Chàng trai cũng cảm thấy vui lây với ông. Cuộc sống của anh những ngày sắp tới đây cũng sẽ nhẹ nhàng như vậy, anh tin thế. 
Thật ra thì mọi việc vẫn đang rất tốt đấy thôi. Điều duy nhất bây giờ anh cần làm là bỏ qua một bên sự nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp một phút nhìn lại mình. Tại sao lại phải nghi ngờ khi sau bao lần áp dụng, nó đều mang lại cho anh sự hài lòng và thanh thản? Công việc và cuộc sống gia đình anh đã thật sự tốt hơn rất nhiều. Anh chẳng dòi hỏi gì hơn. 
Anh đứng lên chào tạm biệt ông bác sĩ. Ông nói:
– Khi nào rảnh cháu nhớ ghé chơi nhé! Dắt theo đứa em gái nữa. Và nhớ kể chú nghe những chuyện vui trong gia đình, khi mà mọi người đều biết tự quan tâm đến mình và cũng giúp nhau quan tâm đến bản thân. Biết đâu, cháu và mọi người sẽ khám phá ra một điều gì mới đấy? Cũng có thể cháu sẽ lại phải tìm đến chú lần nữa không chừng…. 
Nói xong, ông bước ra sân và để chàng trai ngồi lại một mình trong phòng. Chàng trai suy nghĩ một lúc rồi lấy viểt ra ghi vội những điều mình vừa học được:
Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là cố níu giữ thật chặt. 
Một phút chia sẻ với tất cả mọi người!

Mối quan hệ của bạn với người khác sẽ trở nên tốt hơn khi bạn luôn nhớ những điều này:
- Chỉ khi bạn biết quan tâm và yêu thương bản thân thì mọi người mới có thể nhận thấy “cái tôi hoàn thiện” bên trong bạn.  

– Bạn chỉ có thể quan tâm đến người khác khi đã biết cách quan tâm thật sự đến bản thân mình.  

– Sống để yêu thương người khác bao giờ cũng có ý nghĩa hơn là sống để được người khác yêu thương.  

– Chúng ta không thể nào tránh được những mâu thuẫn với người khác, nhưng chúng ta có thể hạn chế nó bằng cách mỗi người hãy tự biết quan tâm bản thân mình hơn.  

– Hãy tự hứa với bản thân là không bao giờ trốn chạy chính mình. Chỉ có như thế, chúng ta mới thật sự quan tâm đến mình và người khác.  

– Hãy tự hỏi mình và hỏi người khác: “hôm nay, bạn đã tự ôm mình lần nào chưa? ”.  

– Mối quan hệ giữa chúng ta chỉ có thể trở nên tốt đẹp khi bạn thật sự hòa hợp với chính bạn và tôi cũng đã thật sự hòa hợp với bản thân tôi 
Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn!

Đúng như lời vị bác sĩ tiên đoán, sau một thời gian trải nghiệm, chàng trai cảm thấy cần phải quay lại nói chuyện với ông về một vài điều mà chàng mới nhận ra, nhưng vẫn chưa thể hiểu hết ý nghĩa của nó, những điều mà theo ông, rất quan trọng. 

Bước vào nhà ông lần này, anh chú ý ngay đến một quả địa cầu đặt ngay trên bàn làm việc của ông. Rồi anh nhớ lại cuộc nói chuyện lần đầu của hai người. Ông đã nói rằng những người khác- rất nhiều người- ai cũng sẽ được hạnh phúc khi tất cả cùng biết chăm sóc và yêu thương bản thân. Những người trong gia đình, bạn bè, thậm chí những người không quen biết nhau hay những nguời sống cách xa cả nửa vòng trái đất, cũng có thể giúp nhau trở nên vui vẻ và hạnh phúc.  

Anh gợi lại chuyện cũ với ông: 

– Cháu đã bắt đầu nhận ra ý nghĩa lớn nhất của việc biết tự quan tâm và yêu thương bản thân. Có phải đó là một thế giới yên ổn và hòa bình không?  

– Nhờ đầu mà cháu nhận ra điều đó vậy?  

– Từ chính cháu thôi. Khi cháu sống thật với bản thân mình thì cháu không còn cảm thấy nóng giận hay trách móc ai cả. Cháu hoàn toàn giữ được thanh thản. Cháu còn nhận ra một điều, thanh thản không chỉ có nghĩa là không nóng nảy hay không buồn chán, nó còn có nghĩa là mình đang được sống trong yêu thương.  

Mọi người trong gia đình cháu đã nói cho cháu biết suy nghĩ của họ về cháu. Họ nói cháu đã điềm tĩnh hơn rất nhiều, và dễ gần gũi nữa. Rồi họ chủ động đề nghị cháu hãy nhắc nhở họ áp dụng thường xuyên hơn phương pháp một phút nhìn lại mình. Chú thấy đấy, nhờ vậy mà gia đình cháu ngày càng gắn bó và hạnh phúc. Ai cũng hài lòng với mình và với những người khác, hiểu nhau thêm và sống hạnh phúc hơn ngày xưa rất nhiều.  

Ông nhận xét: 

– Rõ ràng là chú thấy cháu khác trước nhiều rồi đấy. Và chú nghĩ chắc cháu cũng có thể đã biết đến điều này:

Khi mỗi người biết sống với tình thương yêu bản thân, thì sẽ cảm thấy mình đã được quan tâm đúng mức và hài lòng với mình. Và họ sẽ sẵn lòng chia sẻ yêu thương những người khác. 



Trước khi nghe ý kiến của chàng trai, ông nói: 

– Cháu đừng cho điều đó là quá lí tưởng. Nó hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta, cũng giống như cháu và những người trong gia đình mình đã thực hiện được vậy 

Nhưng chàng trai vẫn tỏ vẻ không đồng ý: 

– Với một người nghèo khổ hay ai đó phải chịu cảnh bất công thì làm sao họ có thể dễ dàng tìm được sự thanh thản chứ? Và chỉ với một phút?  

– Thật ra thì chú chưa bao giờ ở trong những hoàn cảnh như vậy nên chú không thể nói là mình hiểu hết được. Chỉ có điều, chú luôn tin rằng nếu người đó thất sự cho mình một khoảng thời gian dừng lại và lắng nghe tiếng nói- tiếng nói của cái tôi hoàn thiện bên trong mình thì anh ta cũng sẽ tìm được câu trả lời.  

Biết rõ là lúc này, chàng trai cũng đang nhận ra một điều gì đó nên ông tiếp tục hỏi anh: 

– Vậy theo cháu, lí do quan trọng nhất của việc tự quan tâm và yêu thương bản thân là gì? Khi nào thi chúng ta cần nó nhất? Lúc vui hay lúc buồn? Lúc giàu có hay lúc cơ cực?  

– Khi mọi thứ trở nên tồi tệ ạ! Lúc đó không ai có thể giúp chúng ta được, ngoại trừ chính chúng ta. Vì thế, điều tốt nhất mà ta có thể làm cho mình ngay lúc đó là hãy đối xử thật nhẹ nhàng với bản thân và làm điều gì mà mình biết là tốt nhất cho mình.  

– Không sai! Thêm một câu hỏi nữa. Điều gì thường dễ mang lại cho cháu sự hạnh phúc? Một thành công lớn hay chỉ là một việc làm nhỏ mà có ý nghĩa?  

– Cháu vốn đã từng rất ngạc nhiên về điều này, nhưng rõ ràng là khi làm được những việc nho nhỏ cho mình, cháu vẫn thấy hạnh phúc, như lúc cháu thay đổi thái độ của mình chẳng hạn.  

– Vậy đấy. Phải biết là chúng ta hầu như không thể làm gì để thay đổi được những gì thuộc về thế giới bên ngoài, nhất là khi sự việc trở nên tệ đi. Nhưng mỗi người trong chúng ta lại hoàn toàn có khả năng thay đổi những gì thuộc về bên trong mình.  

Vậy thì tại sao mỗi người không tự tìm cách quan tâm đến mình , chỉ bằng những việc nhỏ thôi? Cho dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì ta cũng có thể làm được. Làm được như thế rồi, chắc hẳn ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Và với tâm trạng thoải mái, ta bớt gay gắt và cư xử với người khác tốt hơn. Như thế thì, rõ ràng, từng người một, sẽ tác động tích cực đến sự bình yên của thế giới này- dù vẫn còn nhiều người đang hàng ngày phải đối mặt với nghịch cảnh. Tuy nhiên, nếu cố gắng, chúng ta vẫn có thể tìm được cách yêu thương chính mình.  

Im lặng, chàng trai suy nghĩ về những điều ông nói. Một hồi sau anh mới đưa ra nhận xét của mình: 

– Chú đang cố nói với cháu rằng, việc chúng ta cần làm không phải là đứng ra giải quyết hết mọi vấn đề của thế giới, điều đó là không tưởng. Mà chúng ta sẽ, từng người, cố gắng biết tự quan tâm và yêu thương mình hơn một chút- dù bằng cách nào đi nữa. Như thế là chúng ta đang góp phần giúp cho thế giới này trở thành một nơi đáng sống hơn? – Anh khẽ chớp mắt- Càng ngày, thế giới này sẽ càng ít đi những người sống trong thù hằn và giận dữ.  

– Và dù không phải là tất cả, nhưng chúng ta đều sẽ nhận được nhiều lợi ích từ điều này. Con người, một khi đã dành đủ tình yêu cho chính mình sẽ có khuynh hướng muốn giúp đỡ và hợp tác với người khác.  

Hợp tác còn có nghĩa là chú sẽ hợp tác với chính mình. Còn cháu, cháu phải biết cách hòa hợp với bản thân cháu. Đó là nền tảng cơ bản cho sự hợp tác hiệu quả:Chúng ta luôn được là chính mình nhưng vẫn có trách nhiệm với người khác. Sự hợp tác như vậy mới thật sự làm nên sức mạnh.  

Khi đã biết nhận lấy trách nhiệm tự quan tâm đến mình- trong mối quan hệ với người khác- thì ta sẽ không còn phải phụ thuộc vào ai cả, nói rõ hơn là không phụ thuộc vào nhóm người nào đó.  

Cũng cần phải quan tâm đến sự cân bằng giữa việc giúp đỡ đơn thuần với việc giúp đỡ người khác được sống thật với chính họ. Hai việc đó hoàn toàn khác biệt đó. Vì chúng liên quan đến khái niệm tự do. Nhiều lúc ta giúp đỡ họ, nhưng thật ra cũng có thể là ta đang xâm phạm đến sự tự do lựa chọn của họ.  

Quả thật những điều mà ông nói hoàn toàn mới mẻ với chàng trai. Anh như vừa được biết đến một bài học lớn nhất của cuộc đời.  

– Cháu đã từng nghĩ “trách nhiệm”chỉ là những gì mà mình không muốn muốn làm nhưng mình buộc phải làm, vì nghĩa vụ. Nhưng chú đã làm cháu thay đổi nhận thức về điều này. Trách nhiệm, theo như chú, chính là khả năng và cũng chính là điều mà cháu luôn lắng nghe từ chính mình rồi tự trả lời. Cháu thật sự thích thú với ý tưởng mới mẻ này. Và hình như đó là một điều hoàn toàn hiển nhiên.  

Vài tháng trôi qua, một hôm, chàng trai ngồi một mình và nhớ lại tất cả những điều anh đã học được từ trước đến giờ.  

Thật là lí tưởng và tuyệt vời nếu như thế giới này ngày càng trở nên tốt đẹp và mọi người sống chan hòa với nhau. Còn bản thân anh, cũng đã làm được một việc ý nghĩa, khi thế giới nội tâm anh bây giờ đã khác xưa nhiều. Nhưng cũng không phải dễ dàng gì để thay đổi chính mình.  

Anh đã hiểu thế nào là sự thành công xuất phát từ bên trong một con người, và cũng biết bằng cách nào để có được sự thành công đó. Chỉ đơn giản bỏ ra một phút dừng lại, xem xét và lắng nghe cái tôi hoàn thiện bên trong. Anh đã làm việc đó mỗi ngày, và cho đến lúc này, anh vẫn chưa bao giờ ngưng áp dụng bài họ một phút đó- một bài học có ý nghĩa nhât với anh, với cuộc sống của anh:phải biết yêu thương chính mình. Rồi chính sức mạnh của tình yêu bản thân sẽ dẫn anh đến gần với thành công- những thành công bên ngoài cuộc sống.  

Dĩ nhiên, lúc đầu anh đã rất băn khoăn và đã từng cho rằng yêu thương bản thân đồng nghĩa với sự tự tôn và ích kỉ. Nhưng thực tế đã chứng minh là anh sai. Đó hoàn toàn không phải là sự ích kỉ 

Còn gì nữa? Anh đã được biết đến sự thanh thản mà mình có được khi sống thật với cái tôi của mình. Quan trọng hơn, đó là bài học về sự cân bằng giữa những cái tôi:cái tôi của mình, cái tôi của người khác và của mọi người. Thế giới bên trong anh đã thật sự trở nên phong phú hơn rất nhiều bằng những bài học từ cuộc sống, từ chính mình và từ những lần biết và giúp đỡ chia sẻ với người khác. 

  Cuộc sống bây giờ đối với anh trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn bất cứ lúc nào khác. Không phải chỉ vì anh đã học được cách trở thành một người biết chăm sóc, như vị bác sĩ, mà ý nghĩa hơn thế, anh thật sự đã trở thành một người cho đi tình yêu và sự quan tâm.  

Càng quan tâm đến bản thân thì anh càng quan tâm đến người khác nhiều hơn. Và anh thực hiện những điều đó thật dễ dàng mà không hề phải đắn đo suy tính. Đã có lúc anh nghĩ rằng cho bao giờ cũng tốt hơn nhận. Vì thế, anh rất ngại nhận sự giúp đỡ từ người khác. Cho đi làm anh thấy thoải mái hơn, còn nhận điều gì đó từ người khác, anh lại cảm thấy hơi ngượng ngùng. Có lẽ vì anh cảm thấy như mình đang làm phiền hay phải mang ơn người khác. Nhưng, lại một lần nữa thực tế đã chứng minh cho anh thấy, phải có sự cân bằng giữa nhận và cho. Bởi vì không có người chịu nhận thì cũng không thể có người cho đi.  

Cho và nhận- không chỉ là từ người khác. Bản thân mỗi người cũng có thể cho chính mình một điều gì đó và có thể nhận từ chính mình, nếu mình thích. Không có gì dễ chịu hơn khi làm được như vậy.  

Anh cũng đã hiểu về một điều mà người ta đã nói đến trước đây hàng thế kỉ, đó chính là khả năng tự nhận thức của con người. Câu trả lời luôn có sẵn bên trong bạn. Chỉ cần bạn thành thật với chính mình, chịu trầm tĩnh và lắng nghe.  

Mỗi lần, khi muốn đi tìm niềm vui mới cho cuộc sống, anh thường im lặng và lắng nghe cái tôi hoàn thiện của mình- giống như ông bác sĩ đã gọi. Nhưng dần dần, anh không còn gọi nó là cái tôi hoàn thiện nữa, thay vào đó, anh thích gọi cái phần trí óc sáng suốt nằm sâu bên trong con người mình là trực giác khôn ngoan hơn. Và cứ mỗi lần anh chú ý lắng nghe phần trực giác khôn ngoan đó, anh luôn tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề của anh. Và dĩ nhiên, đó cũng là những câu trả lời hết sức thông minh.  

Đã lâu lắm rồi, anh không còn nhắc tới sự cố chấp của mình. Vì anh biết, chỉ có cách từ bỏ nó thì anh mới được là chính mình. Có thể cho đó là một sự đánh đổi hoàn toàn xứng đáng.  

Sức mạnh thực sự đến với anh khi anh không cố gắng hành động để chứng tỏ, để cố chấp và bướng bỉnh bảo vệ cái tôi của mình. Người ta thường gọi sức mạnh tồn tại bên trong mỗi người là người thầy thông thái- người thầy ở bên trong anh, luôn khôn ngoan, sáng suốt hơn anh, và vĩ đại hơn anh rất nhiều. Và dù thế nào đi nữa thì anh vẫn biết là mình luôn có thể tin vào sức mạnh đó.  

Và rồi, với những lần bỏ ra một phút nhìn lại mình, dành riêng cho mình, anh đã tiếp xúc và khám phá được rất nhiều điều về cái tôi rộng lớn và phức tạp cảu mình. Nhưng anh biết mình vẫn còn phải khám phá và học hỏi nhiều hơn về nó, để có thể tăng thêm sức mạnh cho bản thân.  

Mọi việc anh làm được, cho đến bây giờ, chỉ có thể gọi đó là một sự khởi đầu…

Đến đây, dòng tư tưởng của anh đột nhiên bị cắt đứt bởi tiếng còi xe bên ngoài nhà. Vợ con anh vừa mới về tới. Anh luôn hạnh phúc khi nhìn thấy họ. Họ là món quà lớn nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho anh. Và anh luôn cố gắng đem đến cho họ những gì tốt nhất mà bản thân anh có thể. Tất cả là vì hạnh phúc chung của mọi người.  

Khi bước ra cửa đón họ, anh chợt nhớ đến những người đã giúp anh thay đổi cuộc đời mình bằng những bài học chia sẻ:người nữ giảng viên, người họa sĩ, và dĩ nhiên, không thể quên đươc, hai vợ chồng ông bác sĩ.  

Sự giúp đỡ của họ đã giúp anh hiểu rõ thêm về Cho và Nhận. Anh sẽ cũng như họ, không ngần ngại chia sẻ với người khác những bài học quý giá mà anh đã học được từ họ, từ bản thân và từ cuộc sống.  

Thực tế anh chỉ học thêm được vài điều mới sau những bài học lớn đó. Đúng hơn những điều đó là sự khẳng định lại những chân lí hiển nhiên của cuộc sống mà anh, cũng như những người khác đã biết đến.  

Bài học mới của anh, đó là bài học về cách áp dụng một phút vào cuộc sống bận rộn, hối hả của mình.  

Anh sẽ bắt đầu dừng lại, xem xét và lắng nghe.  

Anh thường chỉ dừng lại một phút để bắt đầu xem xét, đánh giá những hành động và suy nghĩ ở hiện tại của mình.  

Việc tiếp theo, anh sẽ hỏi: “Cách nào tốt nhất cho mình đây? ”.  

Sau câu hỏi là một khoảng thời gian tĩnh lặng. Anh đang lắng nghe câu trả lời đến từ bên trong mình- từ cái tôi hoàn thiên.  

Một khi anh đã tìm được câu trả lời, một câu trả lời chắc chắn là tốt nhất cho anh, thì anh sẽ cho phép bản thân mình làm theo điều đó. Và không bao giờ anh phải hối hận.  

Chàng trai- để bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã chia sẻ cùng anh bài học từ cuộc sống, giúp anh hạnh phúc và thanh thản hơn- đã quyết định chia sẻ tiếp cho những người khác về bài học này. Và anh cũng nhận ra một điều:

“ Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh. Hãy thường xuyên dùng một phút để nhìn lại mình và điều chỉnh. Biết thay đổi khi cần. Chấp nhận mạo hiểm. Và đừng bao giờ từ bỏ niềm tin và ước mơ.”
***
“ Cuộc sống là quá trình cho và nhận. Khi bạn cố giữ lại, bạn chẳng còn bao nhiêu. Bạn cho đi. Bạn sẽ được nhận lại rất nhiều từ con người, cuộc sống và từ chính bạn.”
The end

Theo Phút nhìn lại mình – Spencer Johnson

0 comments:

Post a Comment