“Trong cuộc sống có những lúc cần hướng
về phía trước, suy nghĩ và chuyển động nhanh,
có những lúc cần tĩnh lặng, nhìn lại và điều chính.
Mọi thành công trong công việc và hạnh phúc
trong cuộc sống đều bắt đầu từ nguồn sáng nội tâm. ”
- Khuyết danh –
về phía trước, suy nghĩ và chuyển động nhanh,
có những lúc cần tĩnh lặng, nhìn lại và điều chính.
Mọi thành công trong công việc và hạnh phúc
trong cuộc sống đều bắt đầu từ nguồn sáng nội tâm. ”
- Khuyết danh –
Rời mái trường bước vào cuộc sống, một chàng trai, sau những khó khăn, thử thách dần trưởng thành với những mục đích đã đạt được. Anh làm việc không mệt mỏi và điều có ý nghĩa là anh đã tìm được niềm vui trong công việc. Công việc thực sự có một sức hút với anh. Cũng nhờ thế, anh đã đạt được không ít thành quả khiến cho những nguời xung quanh rất thán phục.
Nhưng đến một ngày, anh cảm thấy quá căng thẳng, bởi hầu như công việc ở công ty anh cứ liên tục tiếp diễn, không có điểm dừng. Bất kì vấn đề nào anh cũng muốn quan tâm đến bằng tất cả nhiệt huyết, song có những điều xảy ra không theo ý muốn của anh. Những hiểu lầm dẫn đến bất hoà với đồng nghiệp, những lần xung đột quan điểm với người yêu- khiến tình cảm rạn nứt dẫn đến cuộc chia tay mới đây…đã khiến anh thực sự mất phương hướng. Tình yêu đổ vỡ- anh mất đi nguồn động viên lớn nhất của mình. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến anh, trong suy nghĩ riêng cũng như trong công việc.
Chàng trai không thể lí giải được điều gì đang xảy đến với mình. Nhiều đêm không ngủ, mọi nghĩ suy trăn trở trong anh chỉ xoay quanh câu hỏi :”Tại sao? ”. Tại sao có những sự việc anh chắc chắn nó sẽ diễn biến như thế, nhưng cuối cùng không thể làm anh hài lòng? . Sự tự tin trong anh không mất đi, nhưng anh không tìm ra đâu là hướng đi đúng. Anh cảm thấy hình như mình còn thiếu một điều gì đó – một điều rất quan trọng.
Những khi ngồi lại một mình , trong anh lại xuất hiện những suy nghĩ mâu thuẫn. Anh chợt thấy mình là một người xa lạ- một người mà chính anh cũng không thích- nhưng cái tôi của anh đã ngăn cản không cho anh nhìn rõ và thừa nhận điều đó. Những mâu thuẫn nội tại cùng với các sự cố không thể khắc phục được trong cuộc sống đã khiến anh trở nên trầm lặng hẳn. Tuy nhiên, trong thâm tâm, anh biết đó chỉ là một sự “tự vệ” tạm thời, chứ không phải là bản chất thật luôn hướng ngoại, tích cực của mình.
Nhưng dần dần, anh nhận ra vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn anh tưởng:sự sáng tạo và năng động vốn có trong anh đã giảm đi rất nhiều. Từ lúc nào không hay, anh đã mắc phải chứng trầm cảm- hậu quả của những đêm dài không ngủ, trăn trở nghĩ suy. Anh không biết phải khắc phục, tự điều chỉnh như thế nào hoặc phải bắt đầu lại từ đâu?
“Mình đang thật sự cần điều gì đây? - Anh trăn trở- Liệu mình có đòi hỏi quá nhiều không, khi vừa muốn được thành công, lại cũng vừa muốn tìm kiếm sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn? Không biết có ai đó cùng lúc đạt được cả hai điều này không? Nếu có thì người đó quả thật may mắn vì có được một cuộc sống trọn vẹn như vậy! ”.
“Mình phải sớm thoát khỏi tình trạng này –Anh tự nhủ- Nếu kéo dài, hậu quả sẽ khó lường trước. Phải có ai đó thật từng trải mới có cách lí giải những mâu thuẫn trong cuộc sống- như những gì mình đang gặp- mới có thể giúp được mình”. Anh bỗng thấy phấn chấn khi tiếp tục theo đuổi dòng suy nghĩ: “Liệu có ai đó làm được như vậy không? Và làm sao biết được người đó ở đâu? Mà nếu gặp được thì không biết họ có sẵn lòng chia sẻ những bí quyết quý báu đó với một người lạ như mình không? ”
Bất chợt anh nhớ đến một người mà trong một lần tình cờ đã giúp một người bạn của anh giải quyết một tình huông khó xử khiến anh nhớ mãi. Về sau, anh mới biết được ông là một bác sĩ, hình như là bác sĩ tâm lí. Thỉnh thoảng, anh cũng có trò chuyện cùng ông. Sự hiểu biết, vốn sống phong phú và phong thái trẻ trung của ông khiến anh thầm cảm phục. Ngoài công việc chính, ông còn giảng dạy ở nhiều nơi và đôi khi cũng dành thời gian tham gia các trận đá bóng với sinh viên của mình. Anh từng nghe mọi người nói rất nhiều về ông. Ông trầm tĩnh, sâu sắc, hiểu biết nhiều về cuộc sống và có óc hài hước. Đó thật sự là một người đáng tin cậy. Thế nên, ông luôn luôn được mọi người quý trọng. Dường như, ông đang nắm giữ trong tay mọi điều tuyệt vời nhất của cuộc sống:có những mối quan hệ tốt đẹp, một gia đình hạnh phúc và một công việc ý nghĩa.
Bất cứ ai đã từng tiếp xúc hoặc trò chuyện với ông đều cảm nhận được tinh thần lạc quan và yêu đời của ông. Hình như ông có khả năng tạo ra niềm vui cho những người xung quanh và cho chính mình. Chàng trai cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng ông có thể chính là chỗ dựa tinh thần của anh lúc này.
Dù được biết về ông khá rõ nhưng anh lại chưa bao giờ trò chuyện nhiều với ông. Trong những lần gặp gỡ , anh thường chỉ trao đổi xung quanh các vấn đề thời sự và công việc, hiếm khi anh đề cập với ông về đề tài cuộc sống. Tuy còn chút hoài nghi trong lòng, anh vẫn quyết định tìm gặp vị bác sĩ đặc biệt nọ và bắt đầu cuộc khám phá của mình.
Chàng trai cảm nhận được ngay không khí ấm áp và thoải mái khi bước vào nhà ông bác sĩ. Ngôi nhà giản dị nhưng được thiết kế rất thẩm mĩ và mang một phong cách riêng. Chính giữa phòng khách là bộ ghế gỗ xinh xắn, bên cạnh là một kệ sách được thiết kế độc đáo. Lướt mắt qua gáy sách, anh nhận ra tên những tác phẩm văn học nổi tiếng cùng với các cuốn sách về tâm lí, cuộc sống và một bộ từ điển. Những vật lưu niệm nhỏ xinh được đặt xen kẽ giữa các ngăn kệ;có lẽ đó là những kỉ niệm từ những chuyến đi dạy ở nước ngoài của ông. Bên cạnh bộ bàn ghế là một không gian mở tràn ngập ánh sáng tự nhiên;một vài chậu cây cảnh dẫn ra thảm cỏ xanh với vườn hoa xinh xắn. Gió mát từ ngoài thổi nhẹ vào phòng khách thật dễ chịu.
Ông bác sĩ vui vẻ mời anh ngồi rồi tự tay pha hai tách cà phê nóng và một bình trà. Chờ một lúc cho thật thoải mái, tự nhiên, chàng trai mới bắt đầu bày tỏ mối quan tâm của mình. Anh ngập ngừng:
– Tuy đã được biết về chú khá nhiều nhưng thỉnh thoảng cháu mới có dịp trò chuyện với chú. Cháu từng mong sẽ có một ngày được trò chuyện với chú lâu hơn. Cháu tự hỏi không biết việc cháu đường đột tới đây có làm phiền chú không vì cháu biết thời gian với chú là rất quý.
Người bác sĩ nhìn anh mỉm cười:
– Thật sự mới gặp cháu đôi lần nhưng chú cũng rất mến cháu. Hôm nay là ngày nghỉ và chú cũng chưa có dự định gì, cháu đến chơi cũng đúng lúc đấy. Cháu cứ ở đây trò chuyện với chú. Đừng ngại gì cả. Cháu có điều gì cần tâm sự phải không?
Sau một lúc phân vân, chàng trai đi vào vấn đề:
– Cháu muốn hỏi điều này. Điều gì đã thật sự giúp chú đạt được nhiều thành công đến thế, cả trong công việc và cuộc sống riêng?
Ông mỉm cười hỏi:
– Ý cháu muốn hỏi về thành công bề ngoài hay ở bên trong?
Chàng trai thành thực:
– Cháu cũng không rõ nữa….
– Thú vị đấy! Điều đó chứng tỏ cháu cũng khá nhạy cảm với những cái mới. Rồi cháu sẽ còn ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết những thành công đều bắt nguồn từ bên trong bản thân mỗi người. Và chú cũng hi vọng cháu sẽ hiểu, rằng thành công bên trong mới đúng là thành công thực sự và quan trọng nhất. Cung không khó khăn gì lắm để đạt được điều đó, nếu không muốn nói là rất dễ. Và khi đạt được rồi, cháu có thể tìm thấy niềm vui ở mọi nơi, cuộc sống của cháu lúc ấy sẽ trở nên thú vị.
Lắng nghe và cảm nhận, chàng trai tin rằng mình đã gặp được đúng người. Những gì ông nói chính là những điều anh đang trăn trở trong lòng. Chàng trai bắt đầu bộc bạch những vấn đề đang gặp phải.
Người bác sĩ cười cảm thông:
– Trước đây, mỗi khi cảm thấy không hài lòng về bản thân là chú lại tự làm cho mọi viêc xung quanh mình trở nên rối rắm. Chú tự đánh giá thấp những điều mình đã làm được. Rồi tự nhiên chú trở nên khắt khe với chính mình và dễ cáu gắt với những người xung quanh.
Thế đấy! Cuối cùng chú chẳng thể nào kiếm đâu ra thời gian dành cho vợ con, bạn bè , đồng nghiệp và những người thân khác. Có thể cháu không tin nhưng chú đã từng là người sống chết vì công việc đấy, theo kiểu tham công tiếc việc ấy mà.
– Nhưng sau đó chú đã thay đổi hoàn toàn phải không?
– Đúng thế! Dần dần chú đã học được cách tự quan tâm đến bản thân mình tốt hơn. Chú cũng hiểu ra được rất nhiều điều . Đầu tiên là về những người tham công tiếc việc. Họ- cũng như chú- thường cho là mình đang sống rất tốt. Nhưng thật ra học đang dần tự đánh mất mình bởi cách làm việc như thế. Quá bận rộn, họ không còn tìm đâu ra thời gian và tâm trí để nghĩ đến bản thân, nói chi đến người khác.
Rồi có một số người chỉ thích làm và làm. Vấn đề của học là lẫn lộn giữa việc làm và kết quả. Không phải cứ làm nhiều là thu được kết qủa tốt. Họ muốn dùng sự bận rộn để chứng minh cho người khác thấy là mình đang thành công. Nhưng nếu nhìn cho thấu đáo thì sẽ thấy là đa phần những gì họ làm lại không phải là cần thiết.
Những người này đã bỏ qua một điều gì rất quan trọg, rằng thật ra, để kiểm soát được cuộc đời, trước hết, phải học cách kiểm soát bản thân.
Chàng trai hỏi lại:
– Ý của chú là càng kiểm soát tốt con người bên trong thì chúng ta càng có cơ hội sống vui và tận hưởng những gì mình có?
Người bác sĩ tán thành:
– Đúng đấy! Điều đó không những giúp chấu đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống mà còn đem lại cho cháu sự thanh thản trong tâm hồn .
Chàng trai không giấu vẻ nghi ngại:
– Nhưng có thật là chỉ đơn giản như thế không chú?
– Cháu nghi ngờ cũng đúng thôi. Nhưng bí quyết lại thực tế và đơn giản như vậy đó. Thực hiện được điều này không những sẽ tốt cho bản thân mình mà còn cho mọi người xung quanh. Chắc cháu chưa nghĩ đến điều này:
Quan tâm đến công việc, cuộc sống
nên đi cùng với việc biết quan tâm đến
bản thân mình. Đó cũng chính là cách
cảm nhận cuộc sống tốt nhất.
nên đi cùng với việc biết quan tâm đến
bản thân mình. Đó cũng chính là cách
cảm nhận cuộc sống tốt nhất.
– Hãy tạm quên đi thực trạng rối ren của cuộc sống, chúng ta sẽ quay lại sau. Bây giờ chúng ta hãy tập trung tìm hiểu cái tôi nhé.
“Tôi” trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai? ”. Cháu là một tổng thể tất cả những gì thuộc về con người của cháu. Mỗi người đều có cái tôi của riêng mình. Nhưng cháu đừng xem cái tôi giống như là một kiểu nhận dạng dấu vân tay hay đại loại thế. Nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Chính vì thế, cái tôi rất cần sự quan tâm của chúng ta.
– Nhưng thật sự thì cháu vẫn chưa hiểu được tại sao cái tôi lại quan trọng như vậy?
– Bởi vì chỉ khi nào biết cách quan tâm đúng mức đến bản thân và cảm thấy hài lòng với chính mình thì khi đó chúng ta mới có thể cảm nhận được những niềm vui đến từ bên ngoài. Rồi nhờ đó mà chúng ta vui hơn, làm việc tốt hơn, lại có thể sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác. Thật khó để trở thành chỗ dựa cho người khác một khi chính mình không tìm thấy điểm tựa cho bản thân.
Có một dạo cách đây vài năm, chú thấy cần phải bắt đầu học cách thay đổi mình và thử nhìn cuộc sống theo một cách khác. Nhờ thế, chú ngày càng hiểu rõ hơn con đường đưa ta đến gần với bình an va hạnh phúc. Hãy thử quan sát một người sống thiếu niềm vui, ta thấy ngay vẻ uể oải , trì trệ đến phát chán của họ . Có bao giờ cháu tự hỏi tại sao lại có những người đáng chán như thế không?
– À, những người đó thì sống vậy thôi. Họ chẳng quan tâm nhiều đến cái gì cả, gia đình, bạn bè…. ngay cả bản thân họ cũng không nốt. Họ thấy tất cả đều như nhau, một cách hờ hững.
– Hoàn toàn chính xac! – Vị bác sĩ gật gù- Đúng là họ thiếu quan tâm đến cuộc sống. Như thế cháu cũng có thể đoán được cảm giác của mọi người khi ở bên cạnh kiểu ngươi “vô cảm” đó, phải không?
Chàng trai mỉm cười ý nhị:
– Thật không có gì tệ hơn!
– Vậy, bất cứ ai, khi không thể tự quan tâm bản thân mình, thì cũng chẳng thể nào quan tâm đến người khác được. Sẽ ra sao nếu họ thay đổi và biết quý trọng bản thân mình hơn?
Trong lúc chờ đợi câu trả lời của chàng trai, ông lại hỏi thêm:
– Theo cháu thì làm thế nào để nhận biết một người nào đó đã vượt qua được cảm giác chán nản?
– Có lẽ là họ bắt đầu biết tự chăm sóc mình hơn, chẳng hạn chịu bỏ thời gian đứng ngắm mình trước gương hoặc ăn mặc chỉnh tề hơn trước khi ra ngoài.
– Rõ ràng là như thế! Những người có thái độ sống lạc quan, yêu đời bao giờ cũng biết cách quan tâm đến bản thân tốt hơn những người khác.
Và chú đã bắt đầu như vậy- trở thành một người chăm sóc. Nếu muốn, cháu cũng có thể bắt đầu từ đó. Cháu thử đặt mình vào vị trí một người làm vườn giỏi phải chăm sóc cho một khu vườn. Điều gì sẽ xảy ra nếu cháu biến khu viền đó thành những mảng hoa đủ màu sắc. Đâu đó là sắc đỏ ngọt ngào của hồng nhung đang hé nụ, sắc vàng rực rỡ của khóm cúc kiêu sa. Rồi xen kẽ là sắc trắng tinh khiết của đoá trà mi dịu dàng. Và kia nữa, những tán cây bách tùng mạnh mẽ vươn cao đang mùa trổ lá…Thật dễ đoán phải không, cháu sẽ rất hài lòng và người khác cũng vậy. Mọi người sẽ tìm đến vườn hoa của cháu để có những giây phút hoà mình với thiên nhiên, để thư giãn tâm hồn.
Hãy dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những kết quả tuyệt vời do công việc làm vườn mang lại. Cháu có thấy mùi hương từ vườn hoa đưa lại không?
Chàng trai khẽ nhắm mắt. Anh cảm thấy dường như mùi hương cỏ hoa đang từ từ len vào hồn anh, sau đó xâm chiếm cả tâm trí anh. Một lúc sau, vị bác sĩ hỏi:
– Cháu cảm thấy thế nào khi trở thành người chăm sóc- một người làm vườn say mê?
Suy nghĩ một hồi, chàng trai trả lời trong khi mắt vẫn còn khép:
– Cảm giác thật nhẹ nhàng. Cháu cảm thấy thoải mái lắm.
– Với chú, việc nghĩ đến khu vườn tưởng tượng thường giúp chú lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn. Chú chia khu vườn của mình thanh ba phần đại diện cho ba thế giới khác nhau:Tôi, Người khác và Chúng ta.
– Có phải chú muốn nói…. là chú đang quan tâm đến chính mình, đến người khác và cuối cùng là quan tâm đến tất cả mọi người?
– Đúng thế! Tôi chính là bản thân chú. Còn Người khác là cái tôi của cháu. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có nhu cầu được công nhận như nhau. Nghĩ đến người khác đồng nghĩa với việc chú đã nhìn ra cái tôi trong cháu.
Nói xong, ông đưa tay xoay nhẹ quả địa cầu ở góc bàn:
– Còn chúng ta tượng trưng cho mối quan hệ giữa con người với nhau. Đó là mối quan hệ giữa chú cháu mình với gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, nó cũng có thể là một mối quan hệ vô hình với những người không quen biết- những người vô tình gặp ngoài đường, hay cả với những người cách xa chúng ta nửa vòng trái đất.
Lúc này, chàng trai đã có thể cảm nhận được sự yên bình và tình yêu cuộc sống từ vị bác sĩ. Anh càng muốn khám phá và hiểu nhiều hơn về những điều ông nói.
– Chú có thể nói cho cháu nghe về phần thứ nhất không? Phần cái tôi- Quan tâm đến bản thân ấy.
– Bây giờ cháu hãy đưa tâm trí mình trở lại khu vườn và bắt đầu cảm nhận mọi thứ ở đây:những khóm hoa lung linh trong nắng, gió nhè nhẹ lay động hàng cây, mùi hương ngọt ngào thoang thoảng…
Nghe lời ông, chàng trai bắt đầu nhắm mắt lại. Anh nghe thoảng đâu đó mùi hương thật dễ chịu. Trước mắt anh hiện ra những khóm hoa rực rỡ đang khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời. Cả không gian ngập tràn hương hoa thắm tươi, dịu ngọt. Thật tĩnh lặng và sinh động. Và dường như, anh đã bắt đầu hiểu được thế nào là một người chăm sóc.
Người bác sĩ lại nói:
– Trong những lúc thư thái như thế này, thật khó mà mường tượng được là trước kia, chú đã gặp biết bao khó khăn, phiền muộn.
– Vào lúc nào vậy chú?
– Hồi đó, chú không bao giờ nghĩ là cần phải biết quan tâm đến bản thân. Ban đầu, chú cũng không hiểu là đang có chuyện gì xảy ra với mình nữa. Chú đã đạt được một vài kết quả tốt trong công việc, còn cuộc sống gia đình thì cũng êm ấm. Nhưng những điều đó không giúp chú cảm thấy khá hơn. Sau này nhìn lại, chú mới thấy mình đã mắc sai lầm:quan tâm quá nhiều đến công việc hơn là gia đình và bản thân. Chính vì thế mà cuộc sống của chú mất cân bằng. Lúc đó, chú không nhận ra. Chỉ đến sau này mới….
– Và rồi chú đã làm gì để thoát khỏi tình trạng đó?
– Chú bắt đầu thử suy nghĩ khác đi. Điều chú làm cũng khá đơn giản:bỏ hết mọi thứ qua một bên và bắt đầu dành một phút nhìn lại mình, cho riêng mình.
– Một phút ư? Liệu có đủ không? – Chàng trai không khỏi ngạc nhiên.
– Theo chú thế là đủ, đủ để cháu có thể tìm lại sự thanh thản. Nếu không tin, cháu hãy thử nhìn đồng hồ mà xem…. Nào, bắt đầu thử nhé! Cháu hãy ngồi im và đừng để ý đến chiếc đồng hồ nữa. Cứ ngồi thế cho đến khi cháu nghĩ rằng đúng một phút đã trôi qua.
Hai người ngồi trong im lặng. Một hồi sau, chàng trai nghĩ rằng có lẽ đã hết một phút nên đưa mắt nhìn đồng hồ. Thật khó tin, chỉ mới có 38 giây trôi qua. Hóa ra một phút là khoảng thời gian dài hơn anh nghĩ.
Ông mỉm cười và không hề bất ngờ trước sự ngạc nhiên của chàng trai.
– Cháu ạ! Khi tĩnh lặng thì một phút cũng dài lắm.
– Nhưng sao lại chỉ là một phút? – Anh vẫn chưa hết thắc mắc.
– Một phút tĩnh lặng dành riêng để quan tâm đến cái tôi đem lại cho mình rất nhiều điều đấy cháu. Trong khoảng thời gian tưởng như rất ngắn đó, chú thực sự trầm tĩnh và nhìn lại những gì mình đã làm, rồi sau đó, chú có thể xác định được những gì mình cần làm tiếp theo. Quyết định đó không chỉ tốt cho bản thân chú mà còn tốt cho người khác, rộng hơn là cho những người xung quanh . Nghe thì có vẻ nhiều đấy nhưng cháu sẽ làm được chỉ với một phút thôi.
– Chú có thể nói rõ và cụ thể hơn chú đã nghĩ gì trong một phút đó?
– À, trước khi chú giải thích, cháu hãy thử nghĩ về điều này xem:
“Tôi” trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai? ”. Cháu là một tổng thể tất cả những gì thuộc về con người của cháu. Mỗi người đều có cái tôi của riêng mình. Nhưng cháu đừng xem cái tôi giống như là một kiểu nhận dạng dấu vân tay hay đại loại thế. Nó có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Chính vì thế, cái tôi rất cần sự quan tâm của chúng ta.
– Nhưng thật sự thì cháu vẫn chưa hiểu được tại sao cái tôi lại quan trọng như vậy?
– Bởi vì chỉ khi nào biết cách quan tâm đúng mức đến bản thân và cảm thấy hài lòng với chính mình thì khi đó chúng ta mới có thể cảm nhận được những niềm vui đến từ bên ngoài. Rồi nhờ đó mà chúng ta vui hơn, làm việc tốt hơn, lại có thể sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác. Thật khó để trở thành chỗ dựa cho người khác một khi chính mình không tìm thấy điểm tựa cho bản thân.
Có một dạo cách đây vài năm, chú thấy cần phải bắt đầu học cách thay đổi mình và thử nhìn cuộc sống theo một cách khác. Nhờ thế, chú ngày càng hiểu rõ hơn con đường đưa ta đến gần với bình an va hạnh phúc. Hãy thử quan sát một người sống thiếu niềm vui, ta thấy ngay vẻ uể oải , trì trệ đến phát chán của họ . Có bao giờ cháu tự hỏi tại sao lại có những người đáng chán như thế không?
– À, những người đó thì sống vậy thôi. Họ chẳng quan tâm nhiều đến cái gì cả, gia đình, bạn bè…. ngay cả bản thân họ cũng không nốt. Họ thấy tất cả đều như nhau, một cách hờ hững.
– Hoàn toàn chính xac! – Vị bác sĩ gật gù- Đúng là họ thiếu quan tâm đến cuộc sống. Như thế cháu cũng có thể đoán được cảm giác của mọi người khi ở bên cạnh kiểu ngươi “vô cảm” đó, phải không?
Chàng trai mỉm cười ý nhị:
– Thật không có gì tệ hơn!
– Vậy, bất cứ ai, khi không thể tự quan tâm bản thân mình, thì cũng chẳng thể nào quan tâm đến người khác được. Sẽ ra sao nếu họ thay đổi và biết quý trọng bản thân mình hơn?
Trong lúc chờ đợi câu trả lời của chàng trai, ông lại hỏi thêm:
– Theo cháu thì làm thế nào để nhận biết một người nào đó đã vượt qua được cảm giác chán nản?
– Có lẽ là họ bắt đầu biết tự chăm sóc mình hơn, chẳng hạn chịu bỏ thời gian đứng ngắm mình trước gương hoặc ăn mặc chỉnh tề hơn trước khi ra ngoài.
– Rõ ràng là như thế! Những người có thái độ sống lạc quan, yêu đời bao giờ cũng biết cách quan tâm đến bản thân tốt hơn những người khác.
Và chú đã bắt đầu như vậy- trở thành một người chăm sóc. Nếu muốn, cháu cũng có thể bắt đầu từ đó. Cháu thử đặt mình vào vị trí một người làm vườn giỏi phải chăm sóc cho một khu vườn. Điều gì sẽ xảy ra nếu cháu biến khu viền đó thành những mảng hoa đủ màu sắc. Đâu đó là sắc đỏ ngọt ngào của hồng nhung đang hé nụ, sắc vàng rực rỡ của khóm cúc kiêu sa. Rồi xen kẽ là sắc trắng tinh khiết của đoá trà mi dịu dàng. Và kia nữa, những tán cây bách tùng mạnh mẽ vươn cao đang mùa trổ lá…Thật dễ đoán phải không, cháu sẽ rất hài lòng và người khác cũng vậy. Mọi người sẽ tìm đến vườn hoa của cháu để có những giây phút hoà mình với thiên nhiên, để thư giãn tâm hồn.
Hãy dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những kết quả tuyệt vời do công việc làm vườn mang lại. Cháu có thấy mùi hương từ vườn hoa đưa lại không?
Chàng trai khẽ nhắm mắt. Anh cảm thấy dường như mùi hương cỏ hoa đang từ từ len vào hồn anh, sau đó xâm chiếm cả tâm trí anh. Một lúc sau, vị bác sĩ hỏi:
– Cháu cảm thấy thế nào khi trở thành người chăm sóc- một người làm vườn say mê?
Suy nghĩ một hồi, chàng trai trả lời trong khi mắt vẫn còn khép:
– Cảm giác thật nhẹ nhàng. Cháu cảm thấy thoải mái lắm.
– Với chú, việc nghĩ đến khu vườn tưởng tượng thường giúp chú lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn. Chú chia khu vườn của mình thanh ba phần đại diện cho ba thế giới khác nhau:Tôi, Người khác và Chúng ta.
– Có phải chú muốn nói…. là chú đang quan tâm đến chính mình, đến người khác và cuối cùng là quan tâm đến tất cả mọi người?
– Đúng thế! Tôi chính là bản thân chú. Còn Người khác là cái tôi của cháu. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có nhu cầu được công nhận như nhau. Nghĩ đến người khác đồng nghĩa với việc chú đã nhìn ra cái tôi trong cháu.
Nói xong, ông đưa tay xoay nhẹ quả địa cầu ở góc bàn:
– Còn chúng ta tượng trưng cho mối quan hệ giữa con người với nhau. Đó là mối quan hệ giữa chú cháu mình với gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, nó cũng có thể là một mối quan hệ vô hình với những người không quen biết- những người vô tình gặp ngoài đường, hay cả với những người cách xa chúng ta nửa vòng trái đất.
Lúc này, chàng trai đã có thể cảm nhận được sự yên bình và tình yêu cuộc sống từ vị bác sĩ. Anh càng muốn khám phá và hiểu nhiều hơn về những điều ông nói.
– Chú có thể nói cho cháu nghe về phần thứ nhất không? Phần cái tôi- Quan tâm đến bản thân ấy.
– Bây giờ cháu hãy đưa tâm trí mình trở lại khu vườn và bắt đầu cảm nhận mọi thứ ở đây:những khóm hoa lung linh trong nắng, gió nhè nhẹ lay động hàng cây, mùi hương ngọt ngào thoang thoảng…
Nghe lời ông, chàng trai bắt đầu nhắm mắt lại. Anh nghe thoảng đâu đó mùi hương thật dễ chịu. Trước mắt anh hiện ra những khóm hoa rực rỡ đang khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời. Cả không gian ngập tràn hương hoa thắm tươi, dịu ngọt. Thật tĩnh lặng và sinh động. Và dường như, anh đã bắt đầu hiểu được thế nào là một người chăm sóc.
Người bác sĩ lại nói:
– Trong những lúc thư thái như thế này, thật khó mà mường tượng được là trước kia, chú đã gặp biết bao khó khăn, phiền muộn.
– Vào lúc nào vậy chú?
– Hồi đó, chú không bao giờ nghĩ là cần phải biết quan tâm đến bản thân. Ban đầu, chú cũng không hiểu là đang có chuyện gì xảy ra với mình nữa. Chú đã đạt được một vài kết quả tốt trong công việc, còn cuộc sống gia đình thì cũng êm ấm. Nhưng những điều đó không giúp chú cảm thấy khá hơn. Sau này nhìn lại, chú mới thấy mình đã mắc sai lầm:quan tâm quá nhiều đến công việc hơn là gia đình và bản thân. Chính vì thế mà cuộc sống của chú mất cân bằng. Lúc đó, chú không nhận ra. Chỉ đến sau này mới….
– Và rồi chú đã làm gì để thoát khỏi tình trạng đó?
– Chú bắt đầu thử suy nghĩ khác đi. Điều chú làm cũng khá đơn giản:bỏ hết mọi thứ qua một bên và bắt đầu dành một phút nhìn lại mình, cho riêng mình.
– Một phút ư? Liệu có đủ không? – Chàng trai không khỏi ngạc nhiên.
– Theo chú thế là đủ, đủ để cháu có thể tìm lại sự thanh thản. Nếu không tin, cháu hãy thử nhìn đồng hồ mà xem…. Nào, bắt đầu thử nhé! Cháu hãy ngồi im và đừng để ý đến chiếc đồng hồ nữa. Cứ ngồi thế cho đến khi cháu nghĩ rằng đúng một phút đã trôi qua.
Hai người ngồi trong im lặng. Một hồi sau, chàng trai nghĩ rằng có lẽ đã hết một phút nên đưa mắt nhìn đồng hồ. Thật khó tin, chỉ mới có 38 giây trôi qua. Hóa ra một phút là khoảng thời gian dài hơn anh nghĩ.
Ông mỉm cười và không hề bất ngờ trước sự ngạc nhiên của chàng trai.
– Cháu ạ! Khi tĩnh lặng thì một phút cũng dài lắm.
– Nhưng sao lại chỉ là một phút? – Anh vẫn chưa hết thắc mắc.
– Một phút tĩnh lặng dành riêng để quan tâm đến cái tôi đem lại cho mình rất nhiều điều đấy cháu. Trong khoảng thời gian tưởng như rất ngắn đó, chú thực sự trầm tĩnh và nhìn lại những gì mình đã làm, rồi sau đó, chú có thể xác định được những gì mình cần làm tiếp theo. Quyết định đó không chỉ tốt cho bản thân chú mà còn tốt cho người khác, rộng hơn là cho những người xung quanh . Nghe thì có vẻ nhiều đấy nhưng cháu sẽ làm được chỉ với một phút thôi.
– Chú có thể nói rõ và cụ thể hơn chú đã nghĩ gì trong một phút đó?
– À, trước khi chú giải thích, cháu hãy thử nghĩ về điều này xem:
Những ai biết dành một phút
nhìn lại mình sẽ có cơ hội điều chỉnh
và giúp hiện tại của mình tốt hơn.
nhìn lại mình sẽ có cơ hội điều chỉnh
và giúp hiện tại của mình tốt hơn.
Cơ hội ở đây là gì? – Vị bác sĩ hỏi. Rồi không đợi chàng trả lời ông nói luôn- Nghĩa là chú ngưng mọi suy nghĩ khác lại, tĩnh lặng và bắt đầu lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Rồi chú tự hỏi:Liệu mình có thể làm gì khác để giúp bản thân mình tốt hơn lúc này không? Và thường thì chú luôn tìm câu trả lời, rồi sau đó, chú cố gắng hết sức để làm theo.
– Thế còn Người khác thì sao ạ? – Chàng trai tò mò- Làm thế nào chỉ trong một phút mà vẫn có thể nhận ra và quan tâm đến cái tôi của người khác?
– Chú, cháu inhvà những người khác đều như nhau thôi, đều có cái tôi của riêng mình. Chú luôn tôn trọng và đánh giá cao những người biết yêu quý bản thân. Cũng như chú, cháu hãy thử dành một phút để tự hỏi câu hỏi tương tự:Liệu cháu có thể làm gì khác để giúp mình cảm thấy tốt hơn lúc này không?
Chỉ mình cháu mới có câu trả lời. Không ai giúp cháu được. Và chúng ta, ai cũng có quyền và xứng đáng để một lúc nào đó đặt bản thân mình lên trên những người khác. Và chỉ bằng cách quan tâm đến bản thân, ta mới có thể học được cách quan tâm đến người khác.
– Nhưng làm sao có thể chia sẻ với tất cả mọi người? Phần chúng ta ấy? Hình như yêu cầu đó là quá cao so với khả năng mỗi người?
– Để làm được điều đó, mỗi người chúng ta cần phải nỗ lực. Mọi người phải tự đặt ra những câu hỏi:Có phải vì quá quan tâm đến bản thân mà mình đã có những đòi hỏi quá đáng, vượt quá mức thân tình với những người xung quanh? Hay là mỗi người cần phải biết quan tâm người khác nhiều hơn? Có như vậy, mối quan hệ giữa con người với nhau mới có cơ hội được cải thiện và trở nên tốt đẹp hơn.
– Cháu cảm thấy có vẻ như mọi chuyện quá đơn giản? – Chàng trai hỏi, vẫn với giọng đầy hồ nghi.
– Vì trong một phút ngắn ngủi đó, cháu có cơ hội tự nhìn lại bản thân, đánh giá thái độ của mình. Rồi tự khắc, sự nhạy cảm và trực giác sẽ giúp cháu tìm ra những giải pháp thích hợp.
Việc bỏ ra một phút, vài lần trong một ngày, cũng giống như việc cháu phải dừng lại trước ngã tư đường khi gặp đèn đỏ. Dừng lại khi đèn đỏ là một việc cần thiết mà ai cũng phải tuân thủ nếu đến nơi an toàn. Cháu đã bao giờ bị bệnh nặng phải vào bệnh viện chưa? À, cũng có ý nghĩa lắm đấy. Nhiều người đã khuyên chúng ta nên có một đôi lần nằm trên giường bệnh ở bệnh viện. Hơi mâu thuẫn phải không? Ai lại khuyên mình phải vào bệnh viện. Nhưng thật sự có ích đấy. Cháu có cảm nhận được điều gì khi ở trong hoàn cảnh như vậy không?
– Hồi mới tốt nghiệp, có một lần cháu bị ốm nặng, sốt cao phải vào bệnh viện. Ở đấy thật tĩnh lặng, thời gian trôi qua rất chậm theo nhịp rơi của những giọt nước từ chai truyền dịch. Không gian yên tĩnh đến mức cháu có thể suy nghĩ về mọi việc và mong có những người bạn thân vào thăm để được trò chuyện. Cảm giác của cháu lúc đó là mình đang được chăm sóc. Có phải vậy không?
– Đúng một phần. Trong khoảng thời gian buộc phải nằm một chỗ yên tĩnh đó, con người mới có dịp suy ngẫm về cuộc sống, về những việc mình đã làm, về những mối quan hệ với người khác, về con đường mình đang lựa chọn một cách sâu sắc hơn. Để từ đó có những cảm nhận mới, những điều chỉnh thay đổi cần thiết. Có nhiều người xem đó chính là điểm dừng cần thiết và hữu ích của cuộc sống, cũng cần thiết như vài chục giây dừng khi gặp đèn đỏ tại một ngã tư vậy.
Chàng trai chợt hiểu:
– Vậy hóa ra việc dừng lại và xem xét sẽ giúp ta tránh khỏi tình trạng di chuyển quá nhanh, căng thẳng để rồi “đâm sầm” vào các vấn đề và tự làm mình tổn thương?
– Đúng thế! khi biết dừng lại, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn:đi tiếp con đường hoặc đổi hướng, hay làm bất cứ điều gì khác mà ta cảm thấy là tốt nhất cho mình.
Cũng nhờ vậy mà chúng ta có thể nhận ra những việc mình làm đã gây ảnh hưởng đến người khác thế nào. Làm như vậy là không những chúng ta đang quan tâm chính mình mà còn quan tâm đến người khác nữa đây.
Phút nhìn lại mình, cho riêng mình đã trở thành nguyên tắc sống bình dị và giá trị với những ai biết sống, biết trải nghiệm. Ban đầu, với vốn sống của mình, chú rất tự tin và nghĩ rằng chẳng việc gì mình phải cần đến một phút như vậy;chú sống một cuộc sống rất sôi động, bản lĩnh, nghĩ là làm. Nhưng sau này, chú nhận ra:chỉ với một phút nhìn lại mình, chúng ta sẽ nhận ra được điều gì là tốt nhất cho bản thân, sẽ biết cách tự điều chỉnh mình. Nhờ thế, trong mọi tình huống, chú luôn tìm được câu trả lời- câu trả lời xuất phát từ trái tim, từ lương tâm.
Người bác sĩ tiếp tục giải thích:
– Hãy quay lại thời điểm khi vừa mới nhận biết được tầm quan trọng của sự tôn trọng chính mình. Qua một thời gian, khi đã học được cách quan tâm đến bản thân, chúng ta sẽ bước sang một giai đoạn mới:biết quan tâm đến người khác và chia sẻ với tất cả mọi người. Cháu sẽ hiểu ra rằng phải có đủ ba yếu tố trên thì bản thân chúng ta mới tìm được sự cân bằng trong tinh thần và nhờ vậy, sống hạnh phúc hơn.
– Có cách nào được như thế nhỉ? Ý cháu là…
– Sẽ dễ thôi khi chúng ta biết rõ mình cần phải làm gì. Dựa trên nguyên tắc phút nhìn lại mình, chú tìm ra được rất nhiều điều mới. Chỉ có điều là chú phải cố gắng làm sao để mình luôn nhớ và áp dụng nguyên tắc đó thường xuyên hơn.
Khi làm điều gì đó cho bản thân, chú- và chú nghĩ người khác cũng thế- cảm thấy mình đang được yêu thương, tôn trọng.
Dĩ nhiên, mỗi người có một cách yêu thương bản thân riêng, không ai giống ai, miễn sao mình thấy thoải mái với cách của mình là được…Điều này cũng thú vị lắm đây! Nhiều lúc, cháu muốn quan tâm mình theo cách này những người khác lại không thích như vậy, có khi còn phủ nhận cách của cháu. Và cũng không phải lúc nào cháu cũng quan tâm mình theo cùng một cách. Hoàn cảnh sẽ khiến cháu tìm ra những cách thức khác nhau để tự giúp mình. Riêng chú, chú thay đổi hàng tuần đấy, có điều, chú luôn bắt đầu theo cùng một cách- bằng một câu hỏi: “mình phải làm gì đây để tự giúp bản thân mình tốt hơn? ”.
Rồi tùy tình huống, tùy cách suy nghĩ và hành động, chú sẽ tìm thấy câu trả lời phù hợp. Từ đó, cách nhìn nhận vấn đề, cảm nhân cuộc sống, thái độ ứng xử, kể cả suy nghĩ của chú cũng sẽ thay đổi theo.
Chàng trai hỏi, giọng không giấu được vẻ tò mò:
– Chú kể một vài việc cụ thể đi!
– Dạo đó, khi chú không thể tìm đâu ra thời gian cho riêng mình, chú cảm thấy rất khó chịu. Chú dành một phút để tìm câu trả lời. Cuối cùng, chú nghĩ, thà rằng mỗi ngày mình dậy sớm hơn một tiếng để có thời gian làm những gì mình thích, còn hơn là cứ ôm mãi nỗi bực dọc trong lòng.
Nói đến đây, ông ngưng lại một lúc và mỉm cười:
– Nhưng mà…chú không thể nào thực hiện được. Buổi sáng đầu tiên, chú không thể nhấc mình ra khỏi giường sớm hơn vì cứ mệt mỏi. Trong cơn buồn ngủ, chú tự hỏi: “Chẳng lẽ mình chịu thua sao? ”.
Thế rồi chú cũng dậy sớm được, nhưng chỉ hơn 15 phút so với bình thường. Đó là tuần đầu tiên. Tuần thứ hai, chú lại dậy sớm hơn tuần đầu 15 phút. Cứ thế cho đến hết tuần thứ tư thì chú đã thực hiện được điều mình muốn:dậy sớm hơn lúc trước một tiếng đồng hồ- và chú coi đó như là phần thưởng cho sự cố gắng của mình.
Anh hỏi:
– Trong một tiếng đồng hồ đó chú làm gì vậy? Cháu có cảm giác một tiếng là rất lâu.
– Có lẽ cháu hiểu hơi sai vấn đề. Thời gian bao nhiêu không quan trọng, chủ yếu là nhờ đó mà chú thấy mình đang được quan tâm đúng mức.
Ông nhấn mạnh:
– Thực ra, vấn đề không phải cháu đã làm gì, mà chính là ở những thay đổi cháu tạo được. Chỉ bằng những việc nhỏ thôi, chúng ta vẫn có thể xoay chuyển được tình thế. Cách của chú là đặt câu hỏi. Nếu đang trong một tình thế gấp gáp, mơ hồ hay bế tắc, câu hỏi chú tự đặt ra cho mình sẽ là: “Sự việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến một vài năm tới? ”.
Đến đây thì chàng trai gật đầu tỏ vẻ đã hiểu:
– Vâng, cháu nghĩ là chú sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn, vì tự câu hỏi đó đã giúp hé mở phần nào hướng giải quyết vấn đề. Cũng có thể nhờ đó mà chú nhận ra được có vài việc không đáng phải suy nghĩ hay bận tâm nhiều. Những kiểu công việc như vậy thường hày được chúng ta khoác cho vẻ ngoài cấp bách và quan trọng, nhưng thực ra thì không phải thế.
Ông bác sĩ thừa nhận:
– Cháu đúng đấy! Và thường thì sau khi tự hỏi mình câu đó, chú lại quay sang cười vào những lo lắng ngớ ngẩn của mình. Vừa tránh đưa ra những quyết định tệ hại, vừa được thoải mái tinh thần. À, nói đến chuyện cười…Có lần, chú vô tình nghe được một đoạn hài kịch trên đài phát thanh. Phải nói là nó hóm hỉnh và buồn cười thật. Chú cười đến gập cả người và thế là, tự nhiên mọi lo lắng biến đi đâu hết. Sau lần đó, chú quyết định tìm mua vài cái đĩa hài, một tập truyện cười để sẵn trong xe. Không gì thú vị bằng vừa lái xe, vừa được cười.
Còn cháu, chú nhớ hồi trước, mỗi lần gặp, chú đều thấy cháu có vẻ lặng lẽ, trầm tư. Nhưng giờ thì hình như cháu vui vẻ hơn thì phải?
Đúng ạ! Cháu may mắn gặp được một người bạn khá là vui tính. Trong những sự việc nhỏ hằng ngày, trong nhận xét, bình luận, anh ấy đều có thể tìm thấy sự khôi hài. Bọn cháu cùng làm một công việc như nhau, cùng chịu một áp lực nhưng chẳng khi nào cháu thấy anh ấy cuống lên như cháu cả. Cách sống của anh ấy đã gián tiếp dạy cho cháu một bài học về giá trị của nụ cười.
Có lần, khi cháu đang rất chán nản, anh bạn đó đã đến và tìm cách an ủi cháu. Nhưng cháu nói là muốn tự mình giải quyết lấy vấn đề, xin đừng ai xen vào chuyện của cháu. Anh ấy liền bảo: “Cũng không sao cả. Mà này, chỗ nhà cậu có cái…nhà kho nào không đấy? ”. Cháu nói là có, thế là anh ấy la lên: “hay quá! Vậy là cậu có được một nơi lí tưởng rồi đấy! ”. “Để làm gì chứ? ”, cháu hỏi?
Chú có tưởng tượng được là anh ấy trả lời thế nào không? “À, để cậu tự giải quyết. Chui vào đấy, ăn mặc thật chỉnh tề vào, khóa trái cửa lại rồi kiếm một góc nào đó mà ngồi cho đàng hoàng. Rồi tự mà giải quyết! ”. Cháu rất buồn cười với lời trêu chọc đó. Nhưng mà có lúc mệt quá cháu đã chui vào góc nhà kho đó thật đấy.
Ông bác sĩ bật cười:
– Chà, xem ra thì chú còn khá hơn cháu đấy! Chú còn có thể nhờ đến mấy cái băng hài chứ không như cháu, phải dùng đến một xó trong nhà kho.
Chàng trai thừa nhận:
– Nói cho cùng, học được cách cười với bản thân cũng là một cách hữu hiệu để giúp mình thư giãn.
– Tốt hơn nữa là có thể tự cười vào mình, trong mọi lúc, vào tất cả những sai lầm, những dại dột, nói chung là vào những gì thuộc về con người mình, giống như thừa nhận con người thật của mình. Cũng khó đấy. Đôi lúc chú vẫn phải dùng đến vài “mẹo vặt” nữa đấy.
– Sao cơ?
– À, khi nào chú thấy mình quá nghiêm túc, chú tưởng tượng đâu đó trên cao đang có một vị thần nhìn xuống và biết tỏng mọi suy nghĩ trong chú. Vì các vị thần vẫn thường phải coi sóc người trần mà. Rồi chú thấy ông ta cười phá lên và nói với một vị thần khác: “Này cậu! Đừng đọc báo nữa, có vụ này hay lắm! Lại đây mà xem truyền hình trực tiếp! Hãy nhìn một tên luôn ra vẻ ông cụ non đang làm cái gì dưới kia kìa. Trông hắn ta tỏ vẻ nghiêm nghị đến tếu quá đi mất! Hắn ta ở dưới trần mà còn nghiêm túc hơn cả thần thánh chúng mình tu luyện hàng trăm năm trên này nữa. Thật là uổng phí cho đời hắn. Quá uổng phí! Phải chi mình được ở dưới trần như hắn ta thì…. ”
Chàng trai không nhịn được cười. Trong đầu anh hiện ra cảnh ông bác sĩ đang lúng ta lúng túng đối phó với những tràng cười chế giễu của hai vị thần hóm hỉnh. “Mình sẽ nhớ câu chuyện vui này”, anh tự nhủ.
– Khi cười được hoặc khi cảm thấy mình đã làm được gì đó cho bản thân, chú rất thoải mái- vị bác sĩ lại tiếp tục- Để chú nói thêm cho cháu nghe vài cách thư giãn của chú.
Thỉnh thoảng, chú bỏ qua bữa ăn trưa để dành thời gian đi dạo, nhìn ngắm phố phường và mua sắm. Chú rất thích sắm những thứ lặt vặt cho mình, móc khóa, bật lửa mình thích chẳng hạn. Điều đó tạo cho chú cảm giác là mình đang được chăm sóc.
Có những đêm, sau khi rời văn phòng, chú lại một mình chạy xe dọc đại lộ, nhìn ngắm vẻ thoáng đãng của không gian về đêm. Đôi khi, chú ghé vào một quán café, quán ăn với khung cảnh rộng rãi, tĩnh lặng để tìm cảm giác trở về với mình.
Chú cũng thường tự lên kế hoạch sẽ làm gì đó cho mình vào những buổi chiều. Có lần, chú tự hứa sẽ đi thăm viện bảo tàng, dự một buổi hòa nhạc mà mình thích rồi mới quay trở lại làm việc. Chỉ cần như thế là chú có thể làm việc tốt hơn. Dần dần, chú thấy việc khám phá không gian thành phố nơi mình sống rất thú vị. Chú luôn muốn tìm hiểu những nơi mình chưa đến bao giờ. Việc này giúp chú hiểu được mình hơn, vì khi đặt chân đến một nơi nào đó mới mẻ chú lại tự hỏi:Điều gì ở nơi này làm mình ấn tượng nhất? Còn nơi nào như thế nữa không?
Thế đấy, thành phố vẫn còn rất nhiều nơi mà chú chưa biết đến, nhiều ngôi trường, cửa hàng mà chú chưa một lần ghé vào…Và chú tự hứa là sẽ dần tìm hiểu. À, mà ghé thăm một trường tiểu học giờ ra chơi cũng thú vị lắm nhé. Lúc nhìn ngắm những em bé đang say sưa vui đùa, chú nhớ lại thuở nhỏ, mình cũng hồn nhiên như vậy. Ngờ đâu khi trưởng thành, mình lại phải trải qua nhiều sóng gió. Năm tháng qua đi đã cho và để lại cho mình cái gì nhỉ?
Nhưng dù sao đi nữa thì những điều này cũng chỉ là một phần nhỏ của bí quyết phút nhìn lại mình. Phần quan trọng hơn, đó là:
Hãy cư xử với bản thân theo cách
mà bạn thực sự mong muốn
cách mà bạn muốn người khác
đối xử với bạn.
mà bạn thực sự mong muốn
cách mà bạn muốn người khác
đối xử với bạn.
Sau một lúc suy nghĩ về những điều vừa mới nghe được từ vị bác sĩ, chàng trai lên tiếng:
– Những điều chú nói cháu thấy rất hay, nhưng giả sử hiện tại, cháu chẳng thể tĩnh tâm hay thanh thản được thì có thể nào làm những việc như chú?
– Thì cháu hãy cố gắng giải quyết cho xong cái điều đang làm cháu bận tâm nhất ấy.
– Về công việc hay những mối quan hệ bình thường thì cũng không khó lắm. Nhưng còn những khía cạnh sâu sắc thuộc về tình cảm thì dù đã cố gắng hết sức, cháu vẫn không thể tài nào giải quyết được- Chàng trai mạnh dạn bộc bạch- Chú đừng cười cháu nhé, như việc chia tay với người yêu cháu chẳng hạn. Lỗi tại ai, cháu không muốn nghĩ tới, nhưng đôi khi, kí ức, kỉ niệm đẹp trong quá khứ lại trở thành một vết thương lớn ở hiện tại, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cháu. Vì những gì đã qua và những gì đang diễn ra đối nghịch nhau hoàn toàn.
– Cháu hiểu ồi, chuyện nghiêm trọng đấy! Đây là một vấn đề tinh tế của tâm hồn. Và cháu băn khoăn là không biết có nên giữ những kí ức, kỉ niệm đẹp đó không chứ gì?
– Chú tài thật! Thật sự trước đây, những hồi tưởng lãng mạn đi cùng với những kỉ niệm rất dễ thương đó đã động viên cháu rất nhiều. Đã có một thời gian dài, cháu nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng đầy thơ mộng của mối tình đó.
Nếu giờ đây, cháu xóa bỏ những kỉ niệm ấy thì cuộc sống này với cháu sẽ là một màu xám ngắt rất đáng chán. Mà đã vậy thì cháu cũng không còn là cháu nữa. Còn nếu giữ những kí ức đó nguyên vẹn như xưa thì nỗi đau lại ập đến- bởi hiện thực và con người đã đổi thay. Chú có hiểu điều cháu đang muốn nói đến không ạ?
Vị bác sĩ với tay lấy hộp thuốc và châm một điếu. Sau một hồi trầm ngâm, ông ngước nhìn chàng trai mỉm cười, ánh mắt chợt sáng lên một tia sáng trẻ trung:
– Vấn đề của cháu thú vị thật, chứng tỏ cháu là người rất sâu sắc. Chú rất hiếm khi hút thuốc, nhưng lúc này thì phá lệ làm một điếu vậy…Việc cháu đề cập làm chú nhớ lại chuyện của chính mình.
Trước đây, mối tình đầu của chú cũng gần giống như cháu vậy, và cho đến bây giờ, chú vẫn gặp rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự. Vào lúc đó, chú đã phải loay hoay, vất vả một thời gian dài, thậm chí còn bỏ cả công việc đi lang thang đâu đó để tìm câu trả lời. Có nên giữ nguyên vẹn hay xóa nhòa tất cả? Phải cố quên hay cần được nhớ?
Sau cùng, chú đã tự phân tích và tìm được giải pháp tốt nhất, hợp với mình nhất. Rất nhiều người đã không phân tích được để rồi cứ sống mãi trong cảm giác bị tổn thương, có lúc họ còn thấy như đã mất tất cả. Cháu hãy chia kí ức thành nhiều giai đoạn, phần nào đẹp nhất, dễ thương nhất thì hãy giữ. Cháu có quyền giữ! Vì nó đã thuộc về cuộc sống của cháu rồi.
Và quan trọng nhất là cháu phải hiểu rằng:dù người yêu của cháu không còn như xưa nữa, thậm chí đã thay lòng đổi dạ, thì tình yêu của cháu đối với người ấy vẫn luôn còn- cho tới một thời điểm nào đó, khi mà bản chất mối quan hệ giữa hai người khác đi. Tình yêu là một sự cho đi, có lúc không cần nhận lại.
– Ồ, thế mà cháu không nghĩ ra. Cháu hiểu rồi. Cháu sẽ suy nghĩ về những lời chú nói. Nhưng nếu chia tay mà do lỗi ở phía mình thì sao ạ?
– Trong cuộc sống, có những sai lầm còn có cơ hội để sữa chữa. Nhưng cũng có những lỗi lầm không thể còn cơ hội để sữa chữa- chẳng lẽ lúc đó mọi người tuyệt vọng hết sao? Cách tốt nhất là chúng ta biết thành thật nhìn lại lỗi lầm của mình, để thấy lòng thanh thản hơn, rồi từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế quý báu, để tránh lặp lại sai lầm và cũng để nhìn lại mình rõ hơn. Cháu hãy suy nghĩ kĩ về điều này:
– Những điều chú nói cháu thấy rất hay, nhưng giả sử hiện tại, cháu chẳng thể tĩnh tâm hay thanh thản được thì có thể nào làm những việc như chú?
– Thì cháu hãy cố gắng giải quyết cho xong cái điều đang làm cháu bận tâm nhất ấy.
– Về công việc hay những mối quan hệ bình thường thì cũng không khó lắm. Nhưng còn những khía cạnh sâu sắc thuộc về tình cảm thì dù đã cố gắng hết sức, cháu vẫn không thể tài nào giải quyết được- Chàng trai mạnh dạn bộc bạch- Chú đừng cười cháu nhé, như việc chia tay với người yêu cháu chẳng hạn. Lỗi tại ai, cháu không muốn nghĩ tới, nhưng đôi khi, kí ức, kỉ niệm đẹp trong quá khứ lại trở thành một vết thương lớn ở hiện tại, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cháu. Vì những gì đã qua và những gì đang diễn ra đối nghịch nhau hoàn toàn.
– Cháu hiểu ồi, chuyện nghiêm trọng đấy! Đây là một vấn đề tinh tế của tâm hồn. Và cháu băn khoăn là không biết có nên giữ những kí ức, kỉ niệm đẹp đó không chứ gì?
– Chú tài thật! Thật sự trước đây, những hồi tưởng lãng mạn đi cùng với những kỉ niệm rất dễ thương đó đã động viên cháu rất nhiều. Đã có một thời gian dài, cháu nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng đầy thơ mộng của mối tình đó.
Nếu giờ đây, cháu xóa bỏ những kỉ niệm ấy thì cuộc sống này với cháu sẽ là một màu xám ngắt rất đáng chán. Mà đã vậy thì cháu cũng không còn là cháu nữa. Còn nếu giữ những kí ức đó nguyên vẹn như xưa thì nỗi đau lại ập đến- bởi hiện thực và con người đã đổi thay. Chú có hiểu điều cháu đang muốn nói đến không ạ?
Vị bác sĩ với tay lấy hộp thuốc và châm một điếu. Sau một hồi trầm ngâm, ông ngước nhìn chàng trai mỉm cười, ánh mắt chợt sáng lên một tia sáng trẻ trung:
– Vấn đề của cháu thú vị thật, chứng tỏ cháu là người rất sâu sắc. Chú rất hiếm khi hút thuốc, nhưng lúc này thì phá lệ làm một điếu vậy…Việc cháu đề cập làm chú nhớ lại chuyện của chính mình.
Trước đây, mối tình đầu của chú cũng gần giống như cháu vậy, và cho đến bây giờ, chú vẫn gặp rất nhiều người rơi vào trường hợp tương tự. Vào lúc đó, chú đã phải loay hoay, vất vả một thời gian dài, thậm chí còn bỏ cả công việc đi lang thang đâu đó để tìm câu trả lời. Có nên giữ nguyên vẹn hay xóa nhòa tất cả? Phải cố quên hay cần được nhớ?
Sau cùng, chú đã tự phân tích và tìm được giải pháp tốt nhất, hợp với mình nhất. Rất nhiều người đã không phân tích được để rồi cứ sống mãi trong cảm giác bị tổn thương, có lúc họ còn thấy như đã mất tất cả. Cháu hãy chia kí ức thành nhiều giai đoạn, phần nào đẹp nhất, dễ thương nhất thì hãy giữ. Cháu có quyền giữ! Vì nó đã thuộc về cuộc sống của cháu rồi.
Và quan trọng nhất là cháu phải hiểu rằng:dù người yêu của cháu không còn như xưa nữa, thậm chí đã thay lòng đổi dạ, thì tình yêu của cháu đối với người ấy vẫn luôn còn- cho tới một thời điểm nào đó, khi mà bản chất mối quan hệ giữa hai người khác đi. Tình yêu là một sự cho đi, có lúc không cần nhận lại.
– Ồ, thế mà cháu không nghĩ ra. Cháu hiểu rồi. Cháu sẽ suy nghĩ về những lời chú nói. Nhưng nếu chia tay mà do lỗi ở phía mình thì sao ạ?
– Trong cuộc sống, có những sai lầm còn có cơ hội để sữa chữa. Nhưng cũng có những lỗi lầm không thể còn cơ hội để sữa chữa- chẳng lẽ lúc đó mọi người tuyệt vọng hết sao? Cách tốt nhất là chúng ta biết thành thật nhìn lại lỗi lầm của mình, để thấy lòng thanh thản hơn, rồi từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế quý báu, để tránh lặp lại sai lầm và cũng để nhìn lại mình rõ hơn. Cháu hãy suy nghĩ kĩ về điều này:
Bạn không bao giờ cảm thấy Mất đi
khi yêu thương, và Cho đi. Bạn chỉ Mất
khi cố Giữ lại.
***
Biết giữ gìn kí ức, kỷ niệm đẹp của
tình bạn và tình yêu là một cách để
tự quan tâm và trở về với Chính mình.
khi yêu thương, và Cho đi. Bạn chỉ Mất
khi cố Giữ lại.
***
Biết giữ gìn kí ức, kỷ niệm đẹp của
tình bạn và tình yêu là một cách để
tự quan tâm và trở về với Chính mình.
Chàng trai như hiểu ra vấn đề:
Theo Phút nhìn lại mình – Spencer Johnson
– Những điều chú nói cháu chưa nghe ai nói đến cả, nhưng quả thật là đôi lúc, cháu cũng lờ mờ cảm nhận được như vậy. Giờ đây cháu đã tìm ra hướng đi thực sự cho mình rồi.
Sau một lúc, người bác sĩ tiếp tục:
– Bất cứ khi nào cảm thấy người khác thiếu tôn trọng mình, chú lập tức nhìn lại cách mình đang đối xử với bản thân. Cuộc sống hiện tại của chú rất tốt đẹp. Đó là nhờ chú đã biết cách quan tâm bản thân, ở nhiều phương diện. Dĩ nhiên, có những lúc chú cảm thấy dường như mình chưa được xem trọng đúng mức. Chỉ là chuyện nhỏ thôi, nhưng cũng đủ khiến ta phiền lòng. Chẳng ai lại cảm thấy bình thường được khi bị người khác xem nhẹ.
Chàng trai thông cảm:
– Cháu có thể hiểu được cảm giác đó.
– Nhưng chỉ sau một lúc, chú thôi không nghĩ về những điều đó nữa. Miễn là mình đúng, mà có sai đi nữa thì có sao nào- ai mà chẳng có lúc sai. Phải phân biệt đâu là lời góp ý chân tình, đâu là lời châm chọc, định kiến. Chú nghĩ có lẽ chú đang tự biến mình thành nạn nhân của những lời bình phẩm. Có câu ngạn ngữ “Trên đường đi, nếu cứ mỗi lần nghe tiếng chó sủa mà bạn dừng lại thì bạn sẽ chẳng bao giờ đến đích cả”. Nhưng đó là đối với những bình phẩm, chỉ trích không thiện chí mà thôi. Rồi cuối cùng, chú cũng xác định được kẻ đã gây rắc rối cho mình. Đôi khi không phải là người nào khác…
– Mà là chính chú, có phải không?
– Quả đúng như vậy! Ai cũng có quyền lựa chọn cách cư xử với bản thân:hoặc trở thành người bạn tốt nhất, hoặc là tự biến mình thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của chúng ta.
– Chú có thể nói rõ hơn không?
– Có nhiều lúc, người khác sẽ thấy chú đã không sống theo đúng như mong đợi của họ, và họ phản ứng lại. Điều đó phần nào làm cho chú khó chịu. Vì thế, chú luôn cố gắng làm hài lòng hết mọi người. Nhưng rồi như thế cũng không làm chú thấy thoải mái, vì chú không hoàn toàn sống thực với mình.
Mãi về sau, chú mới hiểu ra được chút ít về tính cầu toàn. Đừng bao giờ trông mong một ngày hoàn hảo như một bữa tiệc đầy thức ăn ngon, bánh hoa tươi và nến. Cũng chẳng thể nào tìm được trên đời này những người bạn hoàn toàn hiểu mình và có thể chia sẻ với mình tất cả mọi việc.
Điều duy nhất chú có thể làm để được hạnh phúc hơn là phải học cách biết ơn những gì mình đang có. Lòng biết ơn thật sự đấy.
Chàng trai trẻ kết luận:
– Như vậy, nỗi thất vọng hay sự buồn bực của con người đều là do:hiện thực chúng ta phải trải qua khác xa so với những gì chúng ta mong muốn.
– Đúng vậy! Cho nên giờ đây, thay vì ngồi so sánh thực tế và ước mơ, chú đã có thể nhìn thẳng vào hiện tại và thầm biết ơn những điều tốt đẹp mà cuộc sống đã ban tặng. Dù còn nhiều ước mơ mà chú chưa thực hiện được, nhưng những gì chú đang có cũng đã tốt đẹp rồi:một công việc yêu thích, người thân yêu bên cạnh, những người bạn tin cậy, những đồng nghiệp cởi mở, một ngôi nhà xinh xắn, ấm cúng….
Rõ ràng, cảm giác muộn phiền là do chính chú tự tạo ra. Chú đã quá để ý đến sự khác biệt giữa thực tại và ước muốn của mình. Ít ai lại có được một cuộc sống trọn vẹn đúng như mong ước. Cách tốt nhất để được thoải mái là loại bỏ sự khác biệt đó, đừng để ý đến nó và hãy tập trung vào hiện tại.
Ngừng một lúc, ông bác sĩ tiếp tục:
– Có thể cháu đã biết, những gì chúng ta muốn và những gì chúng ta cần hoàn toàn khác nhau. Để có thể chăm sóc tốt bản thân, người ta nên quan tâm đến những điều họ cần.
Chàng trai khẽ nhướn mày:
– Khác nhau như thế nào ạ?
– Cần, đó là những thứ giúp chúng ta duy trì một cuộc sống an toàn, bền vững. Còn muốn, đó là những gì mà với chúng, ta hi vọng sẽ được thỏa mãn và hạnh phúc trong thời điểm đó. Tạm hiểu sự khác biệt đó như là “Tôi cần có không khí để thở” và “Tôi muốn có một thanh kẹo bạc hà”.
Cũng tương tự như thành công và hạnh phúc vậy. Nhiều người rất thành công nhưng hình như chẳng bao giờ thấy hạnh phúc. Cuối cùng, có lúc họ sẽ nhận ra những thứ mà họ đang cố sức theo đuổi và giành giật lại dường như không phải là thứ giúp họ sống vui hơn.
Bản thân chú thường thấy mình thành công khi có được những- gì- mình- muốn. Còn hạnh phúc, chú lại chỉ thấy hạnh phúc khi cảm thấy mong muốn những- thứ- mình- cần. Hơi khó hiểu phải không?
Đó là cách của chú để có thể nhìn được mọi việc rõ hơn. Chỉ cần chú dừng lại và xem lại những mong ước mà mình đang theo đuổi…
Đến đây, người bác sĩ ngừng lại, im lặng, hình như ông muốn chàng trai tập trung hơn nữa vào câu chuyện của mình.
– Con người ta chẳng bao giờ biết thế nào là đủ- Ông nói tiếp- Một điều nữa là, chúng ta sẽ không bao giờ có thể có đủ mọi thứ mà mình muốn cả. Nói khác đi, những thư mình muốn là những thư mà nhiều lúc mình không thật sự cần đến. Ta chỉ muốn có chúng, thế thôi. Cũng giống như tiền bạc vậy. Khi một người muốn có tiền thì anh ta sẽ làm đủ mọi cách xoay ra tiền, để rồi thấy rằng nó chẳng giúp anh ta hạnh phúc hơn. Nhưng anh ta vẫn muốn có nhiều tiền hơn, vì anh ta hi vọng một ngày nào đó, tiền sẽ mang lại cho anh ta sung sướng.
– Vậy thì làm sao chú phân biệt được đâu là cái mình muốn và đâu là cái mình thật sự cần?
Vị bác sĩ dựa mình vào ghế và chậm rãi nói:
– Chỉ cần chú chịu bỏ ra một ít thời gian để xem xét và nhận ra điều gì thực sự làm cho mình cảm thấy vui vẻ. Thỉnh thoảng, chú ghi lại những mong muốn của mình và dần dần tìm cách phân tích chúng. Chú nghĩ về chúng trong những lần đi dạo bộ hay khi ở một mình tĩnh lặng. Cần nhất là phải lắng nghe được tiếng nói bên trong. Chú đã tự hỏi: “Liệu những thứ mà mình đang theo đuổi có thật sự cần thiết với mình không? ”. Rồi thường là sau đó, chú tìm đủ lí do để có thể loại bớt một số mục tiêu.
Hồi còn nhỏ, chú có theo học một lớp trượt ván. Một hôm, chú thấy có hai thầy trò đang tập luyện ở sân trượt. Cậu học trò đang cố gắng thực hiện một cú nhảy từ trên cao, trong khi người thầy đang đứng dưới đất không ngừng hét lên: “cẩn thận với mấy cái xe đang đậu ở kia đây! . . . Coi chừng trúng phải cái xe màu xanh bây giờ! Cẩn thận đấy…”Cháu có đoán được chuyện gì xảy ra với cậu học trò không?
Cậu ta luống cuống nhìn xuống và rơi sầm vào cái xe xanh đó! Lúc đó, thầy của chú liền quay qua nói với chú: “Em nhớ bài học này nhé:đừng bao giờ nhìn vào những nơi mà em không muốn đặt chân đến. ”.
Chàng trai hào hứng:
– Cháu hiểu rồi! Giống như là, đừng có quá tập trung vào những điều mình không cần đến. Như thế cuộc sống của chúng ta sẽ bớt bị áp lực hơn.
– Đúng vậy. Chúng ta sẽ cảm thấy ra sao nếu như cứ cố đâm đầu vào để đạt được một mục tiêu nào đó, rồi cuối cùng phát hiện ra là mình chẳng lúc nào cần đến cái mục tiêu hàng đầu đó cả.
– Dĩ nhiên là sẽ rất thất vọng. Thậm chí đâm ra nản lòng nữa, vì thấy mình thật phí công phí sức. Rõ rằng, chúng ta nên biết đâu là điểm dừng để mà nhìn lại.
– Không sai! Nếu chính mình mà cũng không dừng lại và ngẫm xem điều gì là tốt nhất cho bản thân thì còn ai có thể thay mình làm điều đó chứ! Thật đơn giản. Một khi đã quan tâm đúng mức đến bản thân mình thì chúng ta sẽ thấy mình trở nên quan trọng và có ý nghĩa, để từ đó, tự động viên mình hãy luôn cố gắng.
– Vậy, trong những lúc sự việc không xuôi theo ý mình, chú sẽ làm gì? Khi đó, chú quan tâm đến mình bằng cách nào?
– Chú sẽ nhìn thẳng vào sự không suôn sẻ đó, cho đến khi chú tìm được một vài điểm sáng của vấn đề. Cháu cũng có thể làm theo cách này đấy.
– Vâng, cháu sẽ thử. Nhưng…chỉ cần có thể thôi sao?
– Ồ không, đôi lúc chú cũng phải dùng đến phương châm “đơn giản hóa mọi việc”. Cuộc sống thật ra cũng không mấy phức tạp- nếu ta nghĩ được như thế. Và cháu sẽ thấy áp lực trong mình giảm đi rất nhiều. Chú thường bỏ bớt, bỏ bớt…cho đến khi nhìn ra được cốt lõi của vấn đề fhay tìm được điều mình thật sự cần đến.
– Vậy phải làm gì để đơn giản hóa được cuộc sống hả chú?
Vị bác sĩ muốn chàng trai tự tìm lấy câu trả lời.
– Thế cháu nghĩ là cháu có thể làm gì để đừng phức tạp hóa cuộc sống của mình? – Ông nhìn chàng trai nheo mắt cười rồi đứng lên đi ra cửa- Cháu có hay chơi thể thao không? Hay lại không có thời giờ. Chú rất thích cảm giác khi di chuyển trên sân tennis.
– Chơi tennis ư? Thích thật!
– Ừ! Tác dụng của việc chơi thể thao cũng giống như tiếng cười vậy. Và đó cũng là một cách để quan tâm đến bản thân. Chơi thể thao là tốt cho cơ thể nhưng đồng thời, nó tác động tích cực đến tinh thần. Khi di chuyển trên sân và nhận ra việc quyết định đánh bóng theo hướng nào là quyền của mình, sẽ quyết định kết quả trận đấu, cháu sẽ thấy rất thú vị. Mình thủ thì đối phương tấn công, còn mình tấn công thì đối phương phải lui về phong thủ. Cuộc sống cũng đơn giản vậy thôi. Chú thường chơi tennis với bạn bè, thỉnh thoảng còn đi bơi hay đá bóng nữa.
Anh mỉm cười:
– Chú năng động quá. À, cháu có một anh bạn khá thân. Cuộc sống của anh ta cũng không suôn sẻ gì lắm nhưng cách sống rất thú vị. Anh ta chú tâm nhìn cuộc đời như một trò chơi. Mỗi sáng trước khi mở mắt, anh ta đưa tay quơ khắp xung quanh. Cháu cá là chú không thể đoán được tại sao anh ta làm vậy. Anh ta bảo là để có thể an tâm là mình đang không nằm trong sáu mảnh ghép của quan tài, là ngày hôm đó của anh ta vẫn còn tốt chán!
Ông bật cười:
– Vậy có thể gọi “trò chơi cuộc đời” đó là một thái độ sống. Cách cháu nhìn nhận cuộc đời quyết định cách cháu quan tâm bản thân. Mỗi người trông đợi một viễn cảnh khác nhau ở tương lai. Viễn cảnh đó có thể làm họ nản lòng hay hứng thú là tùy thuộc vào họ. Lựa chọn thái độ sống và ước mơ là quyền của mỗi người.
Với chú thì dường như chỉ có một lựa chọn cho cảm xúc:hoặc là yêu thương, hoặc là sợ hãi- chỉ được một mà thôi. Chú coi các trạng thái tâm lí còn lại đều chỉ là những hình thái khác của hai cảm xúc trên.
Anh hỏi:
– Thế còn sự lo lắng?
– Lo lắng chính là sợ hãi, vì những điều vượt ngoài tầm kiểm soát, những điều mà chúng ta không thể biết đến.
Những khi không dành đủ thời gian cho bản thân, chú lại không thể kiểm soát được cảm giác sợ hãi của mình. Còn với yêu thương, khi chú không cố kiểm soát hay giấu tình cảm thật thì chú lại thấy rất vui, và cảm thấy được quan tâm vì mình đã sống thật. Thật hạnh phúc cho những ai biết và dám sống thật.
Trước khi thực hiện một quyết định nào đó, chú đều dừng lại và tự hỏi: “Quyết định này là dựa trên yêu thương hay chỉ xuất phát từ sợ hãi? ”.
Bất cứ quyết định nào, nếu xuất phát từ sợ hãi, dù chú có ý thức được điều đó hay không, đều tạo ra những ảnh hưởng không tốt với chú.
Nghe đến đây, chàng trai trẻ thừa nhận cũng đã có lúc, những quyết định của anh là xuất phát từ cảm giác sợ hãi.
Ông nói tiếp:
– Mỗi khi đưa ra quyết định dựa trên yêu thương, không bị cảm giác sợ hãi chen vào, thì chú đều cảm thấy hài lòng, cho dù kết quả có như thế nào đi nữa.
Một cách nữa để áp dụng thành công nguyên tắc quan tâm đến bản thân là phải biết cho đi, bất cứ thứ gì, tiền bạc, thời gian, tình yêu chân thật…
Chàng trai không khỏi ngạc nhiên:
– Đó cũng là một cách quan tâm bản thân ư? Cháu nghĩ nó thuộc về một khía cạnh khác.
– Là một. bởi vì, khi một người còn có thể cho đi thì chứng tỏ người đó không phải sợ gì nữa cả- anh ta cảm thấy mình lúc nào cũng sung túc, giàu có và có thế sẻ chia.
Có những lúc bị cảm giác sợ hãi xâm chiếm chú vẫn cố gắng cư xử theo tiếng gọi của tình cảm. Thế là nỗi lo sợ ấy biến mất.
Lắng nghe vị bác sĩ nói, nhìn vào phong thái tự tin của ông, chàng trai tự hỏi khôgn biết liệu mình có thể học được cách chăm sóc và quan tâm đến bản thân hay không. Như hiểu được nỗi lo lắng của anh, ông lên tiếng:
– Chú sẽ kể cho cháu một câu chuyện có thật. Chuyện này xảy ra với người láng giềng của chú, khi ông ấy còn trẻ. Hồi đó, ông ấy băn khoăn không biết liệu có nên chấp nhận đến làm việc cho một công ti lớn ở thành phố hay không. Ông ấy bèn tới hỏi ý kiến một người mà ông ấy rất kính trọng.
Lời khuyên mà ông ấy nhận được là: “Hãy lên thành phố một mình bằng xe lửa và không mang theo bất cứ thứ gì để đọc hay viết. Nhớ là phải đăng kí một phòng riêng biệt để không ai có thể quấy rầy. Đến bữa ăn cũng đừng ra ngoài mà hãy yêu cầu người phục vụ mang thức ăn tới. Chỉ thế thôi?
Người bạn láng giềng của chú tỏ ra nghi ngờ lời khuyên này, nhưng ông ấy vẫn làm theo. Sau vài ngày đi đường, ông đâm chán việc chỉ ngồi thừ ra ngắm cảnh qua ô cửa. Theo cháu thì ông ta sẽ làm gì tiếp theo?
– Chắc ông ấy bắt đầu suy nghĩ về việc gì đó.
– Buộc phải thế thôi! Vậy là ông ấy đã thật sự có một khoảng dừng để nhìn lại mình. Câu trả lời dần dần rõ ràng. Và ông quyết định sẽ nhận công việc đó. Ông không có gì phải hối hận và nhờ thế, ông làm việc rất tốt và thành công.
– Câu trả lời lúc nào cũng nằm sẵn trong bản thân mình, phải không chú?
– Đúng đấy. Người đã chỉ cho ông bạn của chú cách tự khám phá câu trả lời hẳn cũng biết điều này. Khi ông bạn láng giềng của chú dừng lại và chịu lắng nghe bản thân, đó là lúc ông ấy đang tự quan tâm đến mình. Rồi từ đó, ông có thể quan tâm hơn đến gia đình và những người xung quanh.
Những điều này hoàn toàn đúng với tất cả chúgn ta. Mỗi người luôn biết được điều gì là tốt cho mình. Chỉ cần đừng cuống lên là chúng ta có thể nhận ra ngay.
Còn giờ thì cháu có đoán được lời khuyên chú muốn dành cho cháu là gì không?
Chàng trai đứng lên cười và nói:
– Cháu đang khỏe nên không có lí do gì mà nhập viện để được yên tĩnh suy nghĩ. Chắc cháu phải làm một chuyến đi xa trên xe lửa một mình….
Khi sống bằng yêu thương,
bạn sẽ không sợ hãi…
Và khi còn có thể cho đi chính là lúc
bạn thực sự quý trọng bản thân
và sẽ không còn sống trong sợ hãi.
bạn sẽ không sợ hãi…
Và khi còn có thể cho đi chính là lúc
bạn thực sự quý trọng bản thân
và sẽ không còn sống trong sợ hãi.
Theo Phút nhìn lại mình – Spencer Johnson
Về Phút Nhìn Lại Mình:
Phút Nhìn Lại Mình là một câu chuyện thực tế, hữu ích và sâu sắc về cách nhìn lại, tự điều chỉnh mình để vượt qua những khó khăn, trở ngại và đạt được thành công và hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.
Giữa dòng đời hối hả, bộn bề, một chàng trai – nhân vật chính của câu chuyện – bên cạnh những vất vả, tổn thương tinh thần – đã có những lúc tưởng chừng đuối sức vì công việc và áp lực cuộc sống.
Chính anh đã cảm nhận mình còn thiếu một điều gì đó rất quan trọng và bắt đầu cuộc tìm kiếm sự tĩnh lặng, phút nhìn lại mình, để thanh thản, để trở về với chính mình, để đạt được thành công trong công việc và đặc biệt là tìm được hạnh phúc với người thân yêu, bạn bè, gia đình, với mọi người và quan trọng hơn hết – là hạnh phúc với chính mình.
Chàng trai khám phá ra con đường dẫn đến hạnh phúc, thành công – không ở đâu xa hay khó nắm bắt được như trước đây anh từng nghĩ – mà đơn giản là chỉ với một khoảng thời gian rất ngắn – một phút nhìn lại mình, dành riêng cho mình. “Đó là điều quan trọng của cuộc sống mà đôi khi bạn đã quên đi hay vô tình không nhận ra…”
Giữa dòng đời hối hả, bộn bề, một chàng trai – nhân vật chính của câu chuyện – bên cạnh những vất vả, tổn thương tinh thần – đã có những lúc tưởng chừng đuối sức vì công việc và áp lực cuộc sống.
Chính anh đã cảm nhận mình còn thiếu một điều gì đó rất quan trọng và bắt đầu cuộc tìm kiếm sự tĩnh lặng, phút nhìn lại mình, để thanh thản, để trở về với chính mình, để đạt được thành công trong công việc và đặc biệt là tìm được hạnh phúc với người thân yêu, bạn bè, gia đình, với mọi người và quan trọng hơn hết – là hạnh phúc với chính mình.
Chàng trai khám phá ra con đường dẫn đến hạnh phúc, thành công – không ở đâu xa hay khó nắm bắt được như trước đây anh từng nghĩ – mà đơn giản là chỉ với một khoảng thời gian rất ngắn – một phút nhìn lại mình, dành riêng cho mình. “Đó là điều quan trọng của cuộc sống mà đôi khi bạn đã quên đi hay vô tình không nhận ra…”
Cuốn sách nổi tiếng của Spencer Johnson với cách nhìn mới và rất giản dị nhưng thực sự có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn, giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách và trên hết là tránh lãng phí sức lực và thời gian trong cuộc hành trình đi tìm chính mình.
Đây là một cách tư duy có giá trị như một chân lý rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Khi thành công và hạnh phúc cuộc sống có lúc mâu thuẫn với nhau. Khi áp lực công việc và những lo toan, những nghịch cảnh, những suy nghĩ đa chiều đã khiến chúng ta di chuyển quá nhanh trong cuộc sống. Để rồi đến một lúc chúng ta thực sự muốn tìm lại được sự thanh thản của tâm hồn, tìm được sự tĩnh lặng của nội tâm, giúp chúng ta khơi gợi cảm hứng và sức mạnh tiềm ẩn để tìm được hạnh phúc trong tình yêu, ý nghĩa, niềm vui của cuộc sống và thành công trong công việc.
Một độc giả đã nhận xét cuốn sách trên tờ Times: “Bạn có thể tưởng tượng được là bạn sẽ chỉ cần 365 phút dành cho mình trong một năm có ý nghĩa? Bạn nghĩ bạn có thể làm được gì cho chính mình với sáu mươi giây trong tĩnh lặng bình yên? Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ không tin rằng với thời gian ngắn ngủi đó có thể làm cuộc sống bạn thật sự thay đổi và khác đi? . . . Nhưng đó là sự thật! Một cuốn sách có thể làm thay đổi cuộc đời bạn! Thật sự đó là cách tốt nhất và đơn giản nhất mà chúng ta có thể làm được cho chính mình, và điều đó đúng trong mọi trường hợp”.
Hãy dành cho bạn “phút nhìn lại mình”, nhìn lại những gì bạn đang làm hay đang dự định làm, rồi sau đó tự hỏi điều gì là ý nghĩa và tốt nhất cho bạn. Và rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự quý giá. Khi nhìn lại được mình, tìm được sự tĩnh lặng, chiêm nghiệm về những giá trị của thất bại và thành công, của điều được điều mất, của sự cho và nhận, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin hơn trên chặng đường sắp tới. Và tình yêu, hạnh phúc trong cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn. Chúc các bạn luôn được hạnh phúc và thành công.
– First News –
Về Spencer Johnson:
Tiến sĩ Spencer Johnson là một trong những tác giả nổi tiếng nhất với các tác phẩm khám phá cuộc sống và cách sống được hàng triệu độc giả trên toàn thế giới yêu thích, mến mộ. Đó là những cuốn sách nhỏ đầy ý tưởng độc đáo đã và đang thuộc hàng bestselling do Thời báo New York Times bình chọn như “Quà Tặng Diệu Kỳ”, “Những Quyết Định Thay Đổi Cuộc Sống”, “Phút Nhìn Lại Mình“, “Phút Dành Cho Cha”, “Phút Dành Cho Mẹ”, “Phút Dành Cho Thầy”, “Ai Lấy Miếng Pho Mát Của Tôi”…
Các tác phẩm độc đáo của ông đã mang lại cho độc giả mọi lứa tuổi những khám phá mới, thú vị và rất hữu ích về cách sống, cách hoàn thiện bản thân. Bằng những chân lý giản dị nhưng rất mới mẻ và thực tế, chúng hướng bạn đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.
Thú vị, tinh tế và đầy ý nghĩa. Đó là những gì mà tác phẩm của ông để lại trong lòng người đọc. Chúng chứa đựng những câu chuyện thực tế, những bài học đi thẳng đến trái tim, làm bừng tỉnh tâm hồn, nhận thức, chỉ ra các giải pháp đơn giản, tối ưu cho những vấn đề phức tạp mà chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc sống hiện tại. Các giá trị ấy mang tính triết lý sống sâu sắc và mãi tồn tại với thời gian.
Tốt nghiệp Khoa Tâm lý học của Đại học Southern Califonia, Johnson theo học ngành y tại Đại Học Y khoa Hoàng Gia và tiếp tục nghiên cứu tại bệnh viện Mayo và Đại học Harvard.
Ông đã từng là Giám đốc Truyền thông cho Medtronic – một công ty đồng phát minh thiết bị điều hòa nhịp tim, đồng thời là nhà nghiên cứu tâm lý tại Viện Nghiên cứu Tổng hợp và là Chuyên viên tư vấn Trung tâm nghiên cứu Nhân học. Hiện nay, ông đang là Ủy viên Hội đồng tại Đại học Harvard.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông được các cơ quan thông tấn hàng đầu như CNN, Today Show, Time, BBC, Business Week, New York Times, Readers Digest, Wall Street Journal, Fortune, USA Today và Hiệp hội Báo chí Quốc tế đánh giá như là những “liều thuốc tinh thần” cho con người trong cuộc sống hiện đại. Các tác phẩm của Spencer Johnson được đưa vào thảo luận, giảng dạy về nhân văn, cách sống và quản trị kinh doanh ở nhiều chương trình đại học và sau đại học.
Những tác phẩm của ông được độc giả trên toàn thế giới yêu thích và vận dụng thành công vào cuộc sống thực tế của mình – đã và đang trở thành kim chỉ nam tư duy sống của nhiều thế hệ.
kynangcuocsong.tk
0 comments:
Post a Comment