Vấn đề mình băn khoăn như trên là một vấn đề liên quan đến giáo dục bậc phổ thông môn Văn.

Mình cảm thấy qua 4 + 3 năm học văn theo kiểu máy đẻ chữ ở mỗi tiết phân tích văn học; rằng đó là sự lãng phí không gì bù đắp nổi:

1. Về mặt khoa học, việc nghiên cứu (hay ở bậc phổ thông gọi là phân tích) một thứ thiên về cảm xúc cá nhân thì làm sao có thể đánh giá công bằng năng lực của người phân tích. Như cô học sinh X trọng giá trị tập thể, không thích sự dị biệt cá nhân, thì làm sao thấy được cái hay của "Bài ca ngất ngưỡng", hay bảo một cậu học sinh Y suốt ngày học học học phân tích "Tôi yêu em" thì khác nào bảo em ấy định nghĩa câu "Là con gái thật tuyệt"

2. Về mặt ứng dụng, với cá nhân mình thì việc học văn ở phổ thông để sau này đi chém gió + nói chuyện hoa mĩ hoa kì tí thôi, chứ chả thấy đi đâu mà cần thực hành những kiến thức về thơ văn cổ trung cận đại cả... (không nói các lĩnh vực chuyên ngành, vì cái mình đang đề cập là giáo dục phổ thông). Tuy cũng phải công nhận là học văn nhiều thì tốt cho tâm hồn, nhưng phải thích mới được (xem mục 3 bên dưới)

3. Về mặt phát triển các kĩ năng, thì mình có thể nói rằng việc bắt ép học sinh học những thứ đôi khi không thích (văng, ví dụ là bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm; không nhiều bạn mê bài này nổi đâu , đúng không nhỉ?) thì làm sao tâm hồn bay bổng, thoải mái sáng tạo những ý văn hay vầng thơ của riêng mình? làm sao phát triển một tâm hồn văn thơ đầy nghệ thuật và cảm hứng trong một bầu không khí ép buộc và áp lực - hay có thể gọi là "cưỡng bức ý tưởng"? Tâm hồn con người phải được tự do phát triển trong môi trường văn học gợi mở, thì mới có thể phong phú về mặt thơ văn được chứ .

Theo câu nói của một giáo viên đại học của mình, là "khi chỉ trích phải đưa ra giải pháp", tất nhiên mình đã thấy giải pháp thì mới dám chỉ trích. Mình chỉ ước là có thể học Văn cấp 3 thế này:

1. Chia văn học phổ thông ra làm các môn: Ngôn ngữ thực hành (Ngữ pháp hiện tại), Hùng biện, Văn học hàn lâm; môn Văn học hàn lâm không bắt buộc phải học (bạn nào thích đi khối C thì chọn thôi).

2. Môn hùng biện sẽ là môn cốt lõi, và môn Ngôn ngữ thực hành sẽ là môn bổ trợ. Mỗi tuần học sẽ hùng biện về một đề tài nào đó trong cuộc sống, ví dụ như "Ủng hộ hay phản đối việc ăn vặt trong lớp" hay là "Trường có nên cho phép đem đtdđ vào lớp hay không?" hay "Tình yêu tuổi học trò có nên xem là nghiêm túc",.. xa hơn nữa là bàn về các tranh cãi thời sự như "Có nên bỏ thi tốt nghiệp" ,vv...vv... Học sinh tự có ý kiến của mình, và huy động mọi lí lẽ để bảo vệ nó, tập luôn khả năng ăn nói trước đám đông,… Lâu lâu cho làm bài kiểm tra kiểu như hỏi “Em thích đi đâu nhất, tại sao?” hay “Giữa việc sống cực khổ nhưng có bạn bè và giàu có nhưng cô đơn thì em chọn cái nào, tại sao?” là được.

3. Môn Văn học hàn lâm thì giống như bây giờ, cho phân tích các tác phẩm Âu Á Mỹ Phi,…blah blah… nhưng do phân hóa sâu với những học sinh có đam mê, cho nên giáo viên sẽ tùy hỉ cho một vài trong hàng ngàn các tác phẩm, để nâng cao khả năng phân tích học thuật cho các em.

4. Khi thi thì đơn giản thôi, cứ cho 3 câu:

a. Em hãy bàn về vấn đề , và cho biết ý kiến của mình

b. Em hãy phân tích một tác phẩm văn học hoặc một bài hát, một bộ phim mà em thích. (Yêu cầu là sau khi giám khảo đọc xong, hiểu được đại khái nội dung, và nếu em nào có tài úp mở làm giám khảo tò mò mà tìm ngay tác phẩm/ bài hát/ bộ phim đó để cảm nhận, thì quá đỉnh =)) )

c. Viết về định hướng cuộc sống của mình (muốn làm gì, làm ra sao, mong muốn kết quả thế nào,…). (Cái này qua mỗi năm học sinh sẽ viết khác đi cho dù cùng là một câu hỏi, rất là thú vị).

Mình rất nhiều lúc ước gì môn Văn của Việt Nam dạy theo kiểu này, để khi ra trường học sinh nào cũng nói chuyện có lí có lẽ, có thể dốt không biết Lão Hạc hay Chí Phèo của ai viết ra, nhưng kêu viết cái đơn thì cũng viết đủ và đúng, kêu phân tích vấn đề thì cũng biết trình bày và bảo vệ lập trường của mình một cách lôgíc.

Mình có thói quen hay suy nghĩ ra ý tưởng, và hoàn thiện nó qua thời gian (trong suy nghĩ thôi) , và đây là lần đầu mình trình bày ý tưởng thế này cho mọi người cùng xem, đọc nghe chơi cho vui cũng được.


st

0 comments:

Post a Comment