Trương Tam và Lí Tư là hàng xóm, họ cùng nuôi một vài con khỉ, dạy cho chúng làm xiếc để kiếm sống.
Trương Tam kiếm được không ít tiền, vì những con khỉ của anh ta rất biết nghe lời và khéo léo; lũ khỉ của Lí Tư thì ngược lại, kĩ thuật xiếc chậm chạp, lại cứ rình tìm cách trốn thoát. Lí Tư phải gia cố lại chuồng nhốt khỉ và dùng dây thừng buộc quanh cổ chúng, nhưng vẫn không thấy hiệu quả. Chẳng nghĩ ra cách nào, Lí Tư đến tìm Trương Tam để tham khảo kinh nghiệm.
Suốt cả nửa ngày, Lí Tư vẫn không phát hiện ra được Trương Tam có bí quyết gì, chỉ thấy Trương Tam nghiêm khắc, khi cần phạt con khỉ là phạt, khi mắng là mắng, cũng giống như cách dạy của Lí Tư. Nhưng đến bữa ăn, Lí Tư mới thấy sự khác biệt, Tư thấy Trương Tam mang ra rất nhiều hoa quả giả như chuối, nho, táo, lê... thoáng nhìn thì thấy ngon không khác hoa quả thật. Giờ cho khỉ ăn, Trương Tam bày hết hoa quả giả ra, sau đó mới lấy hoa quả thật cho khỉ ăn. Cho khỉ ăn xong, Tam lấy hoa quả giả ra nhử nhử trước mặt lũ khỉ, rồi mới cẩn thận cất lại vào trong nhà.
Lí Tư không hiểu nổi, liền hỏi: “Cậu bày toàn trái cây giả ra làm gì?”.
Trương Tam cười, nói: “Giỏ trái cây giả nhiều màu sắc này kích thích được tính ham ăn của lũ khỉ, đây là động lực để chúng biết phải khéo léo hơn và giữ chúng ở lại. Bởi nếu bỏ đi, lũ khỉ sẽ mất cơ hội có được những trái cây ngon này vào buổi tập ngày mai”.
Lí Tư nghiệm ra, sợi dây không trói chặt được lũ khỉ, chính sự tham lam đã trói được chúng.
Người mù quáng để dục vọng xâm chiếm tâm trí, coi như đã tự trói mình bằng “sợi dây” vật chất; từ đó dễ đánh mất sự sáng suốt, mà sa vào con đường vô đạo để thỏa mãn lợi ích cá nhân.
sưu tầm
0 comments:
Post a Comment