Ca dao Việt Nam có câu nói phản ảnh tâm thức hướng thiện hết sức tự nhiên của cư dân đất Việt gắn với hình ảnh ngôi chùa thân thương , song song với quan niệm tu Phật thất giản dị mà hết sức thực tế đi đôi với tấm lòng hiếu kính cha mẹ :

Lên chùa thấy Phật muốn tu ,

Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền .

Đạo Phật du nhập Việt Namgiúp củng cố và soi sáng đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc . khiến cho cái thiện càng có dịp ngấm sâu vào đất nước và tâm hồn Việt , góp phần tạo nên một nền văn hóa hiền thiện . Văn hóa hiền thiện kiến tạo con người thuần lương và xã hội hiền thiện . Câu ca dao cho thấy cảm thức hướng thiện không ngừng trôi chảy trong tâm hồn người Việt . Cảm xúc hiền thiện được nuôi dưỡng và ấp ủ lâu ngày cứ chực tuôn trào trong không gian văn hóa Việt , khiến khi đứng trước cảnh ngộ đối lập , cảm xúc ấy lập tức trào dâng tạo thành đôi dòng cảm thức . Thấy Phật thì tự nhiên muốn đi theo Phật liền . Nhưng ngoảnh lại nhìn mẹ thì thấy thương mẹ quá , không nỡ xa mẹ . Còn đôi chút phân vân giữa đôi đường hướng thiện . Giữa đạo lý và tình đời . Giữa Phật và hiếu . Không sao cả . Đường nào cũng đẹp . Hướng nào cũng thơm . Vì cả hai đều thiện tâm , đều là Phật tâm . Phật không tách rời hiếu , hiếu chính là Phật . Chọn lối nào cũng là thiện , cũng gặp Phật cả . Đi tu gặp Phật , đã đành . Ở nhà thương kính mẹ cũng không xa Phật . Vì tâm hiếu là tâm Phật , hạnh hiếu là hạnh Phật .

Trong Kinh Trung Bộ có lưu câu chuyện tiền thân nói về đôi bạn thâm giao là Jotipàla, gặp Phật thì liền quyết định xuất gia đi theo con đường của Phật, nhưng thợ gốm Ghatìkàla thì chọn lối sống tại gia thực hành lời Phật dạy để tiện cho việc phụng dưỡng cha mẹ mù lòa. Jotipàla nhờ Ghatìkàla đưa đường dẫn lối mới được gặp Phật và được xuất gia , trong khi Ghatìkàla do hoàn cảnh phải lo nuôi dưỡng cha mẹ mù lòa nên phải sống tại gia nỗ lực hành trì lời Phật dạy. Câu chuyện do Đức Phật kể cho Tôn giả Ànanda lưu ý với chúng ta về phương pháp tu tập hết sức căn bản và thực tế của Đạo Phật mà bất cứ ai hoặc ở trong hoàn cảnh nào cũng có thế áp dụng. Vì việc tu tập Phật cốt yếu ở chỗ dụng tâm , thực hành lối sống đạo đưc hướng thiện. Thợ gốm Ghatìkàla trong câu chuyện là người tu Phật bằng cách thực thi đạo lý “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật” trong đời sống hằng ngày của người tại gia cư sĩ, chứng quả Bất lai, được Thế tôn Kassapa hết lòng tin tưởng và ngợi khen. Nhân mùa Vu lan báo hiếu, chúng ta cùng lắng tâm chiêm nghiệm câu chuyện đạo lý này 1:

“…Rồi này Ànanda , sau nhiều lần nỗ lực , thợ gốm Ghatìkàla thuyết phục được thanh niên Jopipàla cùng đi đến yết kiến Thế Tôn Kassapa , bậc A-la-hán , Chánh Đẳng Giác đang lưu trú tại Vebhalinga . Sau khi đến , thợ gốm Ghatikala đảnh lễ Thế Tôn Kassapa rồi ngồi xuống một bên . Ngồi một bên , thợ gốm Ghatìkàla bạch Thế Tôn Kassapa :

Bạch Thế Tôn , đây là thanh niên Jotipala , bạn của con , bạn thân tình của con . Mong Thế Tôn thuyết pháp cho bạn con”

Rồi Thế Tôn Kassapa với pháp thoại khích lệ làm cho thích thú , làm cho phấn khởi , làm cho hoan hỷ thợ gốm Ghatikala và thanh niên Jotipàla . Rồi thợ gốm Ghantìkàla và thanh niên Jotipàla , sau khu được Thế Tôn Kassapa với pháp thoại , khích lệ , làm cho thích thú , phấn khởi , hoan hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy , đảnh lễ Thế Tôn Kassapa thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi .

Rồi thanh niên Jotipàla nói với thợ gốm Ghatìkảla :

“ Này bạn Ghatìkàla , khi nghe pháp này , vì sao bạn không xuất gia ?”

“ Này bạn Jotipàla , bạn không biết tôi sao ? tôi phải nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa” .

“ Vậy này bạn Ghatìkàla , tôi sẽ xuất gia , từ bỏ gia đình , sống không gia đình”.

Rồi thợ gốm Ghatìkàla đưa thanh niên Jotipàla đến chỗ Thế Tôn Kassapa và thưa:

“ Bạch Thế Tôn , đây là thanh niên Jotipàla , bạn của con , bạn thân tình của con . Mong Thế tôn xuất gia cho bạn con” .

Và thanh niên Jotipàla được Thế Tôn Kassapa cho xuất gia , cho thọ đại giới .

Rồi Thế Tôn Kassapa , sau khi thanh niên Jotipala xuất gia chưa bao lâu , liền du hành đến Bàrànasì. Lúc bấy giờ , Kiki . vua xứ Kasi được nghe như sau : “Thế Tôn Kassapa , bậc A-la-Hán , Chánh Đẳng Giác đã đến Bàrànasì , trú tại Bàrànasì , Isipatana , vườn Lộc Uyển” . Rồi Kiki , vua nước Kasi sai thắng các cổ xe thù thắng để đi yết kiến Thế Tôn Kassapa . Thế Tôn Kassapa với pháp thoại , khích lệ , làm cho thích thú , làm cho phấn khởi , làm cho hoan hỷ Kiki , vua xứ Kasi , rồi Kiki vua xứ Kasi bạch Thế Tôn Kassapa :

“ Bạch Thế Tôn , mong Thế Tôn nhận lời mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỳ-kheo” . Thế Tôn Kassapa im lặng nhận lời .

Rồi Thế Tôn Kassapa vào buổi sáng đắp y , cầm y bát đi đến trú xứ của Kiki . vua xứ Kasi , sau kho đến , liền ngồi lên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỳ-kheo . Rồi Kiki vua xứ Kasi tự tay thân hầu làm cho thỏa mãn chúng Tỳ-kheo với Thế Tôn Kassapa là vị cầm đầu , các món ăn thượng vị , loại cứng và loại mềm , rồi Kiki vua xứ Kasi khi Thế Tôn Kassapa đã ăn xong , tay đã rời khỏi bát , lấy một ghế thấp rồi ngồi xuống ,ột bên . Ngồi xuống một bên . Kiki vua xứ Kasi bạch Thế Tôn Kassapa :

“ Bạch Thế Tôn , mong Thế Tôn nhận lời mời của con an cư mùa mưa tại Baranasi ; sẽ có sự cúng dường như vậy cho chúng Tỳ-kheo”

 “Thôi vừa rồi , Đại Vương Ta đã nhận lời an cư mùa mưa rồi” .

Rồi Kiki , vua xứ Kasi suy nghĩ như sau : “ Thế Tôn Kassapa không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Bàrànasì” , vì vậy cảm thấy thất vọng , ưu phiền rồi Kiki , vua xứ Kasi , bạch Thế Tôn Kassapa :

“ Bạch Thế Tôn . Thế Tôn có người đàn tính hộ trì hơn con ?”

“ Đại Vương , có một thị rấn tên là Vebbhalinga . Tại đấy có thợ gốm tên là Ghatìkàra . Người ấy là đàn tính hộ trì của Ta , một đàn tính hộ trì tối thượng . Đại Vương , Đại vương có những suy  nghĩ như sau : “ Thế Tôn Kassapa , bậc A-la-hán . Chánh Đẳng Giác không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Bàrànasì” . Do vậy Đại Vương cảm thấy thất vọng , ưu phiền . Nhưng thợ gốm Ghatìkàra không có như vậy và không sợ như vậy .

Này Đại Vương , thợ gốm Ghatìkàra đã quy y Phật , quy y Pháp , quy y Tăng . Này Đại Vương thợ gốm Ghatìkàra từ bỏ sát sanh , từ bỏ lấy của không cho , từ bỏ tà dâm , từ bỏ nói láo , từ bỏ rượu men , rượu nấu .

Này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra thành tựu lòng tin bất thối chuyển đối với Phật , đối với Pháp , đối với Tăng thành tựu các giới được bậc Thánh ái lạc .

Này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra không có nghi ngờ đối với Khổ , Khổ tập , Khổ diệt , không có nghi ngờ đối với Con đường đưa đến khổ diệt .

Này Đại Vương , thợ gốm Ghatikara , ăn một ngày một bữa , sống Phạm hạnh , có giới hạnh , theo thiện pháp . Này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra từ bỏ vàng và bạc . này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra không có tự tay đào đất hay đào với cái cuốc . Vị này vui lòng làm thành ghè bát với đất lấy từ bờ đê bị sập xuống hay do chuột và chó đào lên , và nói như sau : “ Ở đây nếu ai muốn , hãy bỏ vào từng nhúm các loại gạo có vỏ , từng nhúm các loại đậu que , từng nhúm các loại đậu hột , và có thể lấy cái gì mình muốn”

Này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa .

Này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử , được hóa sanh , nhập Niết-bàn từ chỗ ấy , không phải trở lui đời này  nữa.2

Một thời , này Đại vương .Ta ở thị trấn Vebhalinga . Rồi này Đại vương . Ta vào buổi sáng đắp y , cầm y bát , đi đến cha mẹ của người thợ gốm Ghatìkàra , sau khi đến , nói đến cha mẹ thợ gốm Ghatìkàra :

“ Nười thợ làm đồ gốm đi đâu ?”

“ Bạch Thế Tôn , người đàn tín hộ trì cho Thế Tôn đã đi khỏi và có dặn như sau : Hãy lấy cháo từ nơi nồi , lấy đồ ăn từ nơi chảo mà dùng” .

Rồi Ta , này Đại vương , sau khi lấy cháo từ nơi nồi , lấy đồ ăn từ nơi chảo , ăn xong từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi . Rồi này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra đi đến cha mẹ , sau khi đến , thưa với cha mẹ :

“ Thưa cha mẹ . ai đã lấy cháo từ nơi nồi , lấy đồ ăn từ nơi chảo , ăn xong từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi ?”

Này con , Thế Tôn Kassapa , sau khi lấy cháo từ nơi nồi , lấy đồ ăn từ nơi chảo , ăn xong từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi”.

Rồi này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra suy nghĩ như sau : “ Thật là lợi ích cho ta ,thật là khéo lợi ích cho ta , đã được Thế Tôn Kassapa , bậc A-la-hán , Chánh Đẳng Giác tin tưởng ta như vậy”.Rồi này Đại vương , cho đến nửa tháng , hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatìkàra , cho đến một tuần , hỷ lạc không rời khỏi cha mẹ người thợ gốm .

Một thời , này Đại vương , Ta trú ở thị trấn Vebhalinga , lúc bấy giờ , các cốc bị mưa dột , rồi Ta , này Đại vương , gọi các Tỳ-kheo :

“ Hãy đi , này các Tỳ-kheo và xem tại nhà của thợ gốm Ghatìkàra có cỏ hay không?”

Khi được nghe nói vậy , này Đại vương , các Tỳ-kheo thưa với Ta :

“ Bạch Thế Tôn , tại nhà của thợ gốm Ghatìkàra không có cỏ , nhưng nhà người ấy có mái cỏ”

Này các Tỳ-kheo ,hãy đi và rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatìkàra”

Rồi này Đại vương , các Tỳ-kheo ấy rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatìkàra . Này Đại vương , cha mẹ thợ gốm Ghatìkàra nói với các Tỳ-kheo ấy :

“ Quý vị là ai lại rút cỏ ngôi nhà?”.

“ Này Đại tỷ , ngôi nhà của Thế Tôn bị mưa dột”

“ Hãy lấy đi , chư Hiền giả , Hãy lấy đi chư Hiền giả”

Rồi này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra đi đến cha mẹ , sau khi đến thưa với cha mẹ :

“ Thưa cha mẹ , những ai đã rút cỏ ngôi nhà ?”

“ Này con , các Tỳ-kheo có nói : Ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa bị mưa dột”.

Rồi này Đại vương , thợ gốm Ghatìkàra suy nghĩ như sau : “ Thật là lợi ích cho ta , thật khéo lợi ích cho ta đã được Thế Tôn Kassapa bậc A-La-hán , Chánh Đẳng Giác tin tưởng ta như vậy .”Rồi này Đại vương , cho đến nửa tháng hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatìkàra , cho đến một tuần , hỷ lạc không rời khỏi cha mẹ thợ gốm . Rồi suốt cả ba tháng trời ,ngôi nhà đứng lấy bầu trời làm mái , nhưng không có mưa rơi vào . Và như vậy m này Đại vương , là người thợ gốm , Ghatìkàra .

“ Lợi ích thay , bạch Thế Tôn , cho thợ gốm Ghatìkàra ; thật khéo lợi ích thay cho thợ gốm Ghatìkàra , đã được Thế Tôn Kassapa , bậc A-la-hán , Chánh Đẳng Giác tin tưởng !”

Rồi Kiki , vua xứ Kasi , cho người đưa đến thợ gốm Ghatàkàra khoảng năm trăm xe gạo có vỏ , gạo vàng khô và các món đồ ăn ( để góp phần với thợ gốm Ghatikara trong việc hộ trì Thế Tôn Kassapa và chúng Tỳ-kheo an cư mùa mưa ) .

Này Ànanda , rất có thể thầy suy nghĩ như sau : “ Lúc bấy giờ , thanh niên Jotipala có thể là một người khác” . Nhưng này Ànanda , chớ có nghĩ như vậy . Lúc bấy giờ , Ta chính là thanh niên Jotipàla .

Thế Tôn thuyết giảng như vậy . Tôn giả Ànanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy”.

 Chú thích :

1. Kinh Ghatìkàra, Trung bộ .

Ngụ ý người đã chứng quả Bất lai , Thánh quả thứ ba trong tứ Thánh quả giác ngộ theo quan niệm Phật giáo

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 134   |  NGUYỄN NHà  

0 comments:

Post a Comment