Nếu chúng ta bỏ gần như kiểu triệt tiêu được?
một cái tham thì 2 cái còn lại sẽ ra sao, hoặc là bỏ được cái sân thì 2 cái si, tham còn lại có hết hẳn ko vậy? Mong các bạn trả lời không những giúp tôi mà tất cả mọi người cùng hiểu thì tốt quá, đặc biệt khiến người đọc bớt được tham- sân- si thì lại càng tốt nữa...
Chào bạn !
Để trả lời câu hỏi này, trước hết tôi xin nêu lên:
1- Tham là gì ?
- Xin thưa, đó là lòng ham muốn, dục vọng của con người.
2- Sân là gì ?
- Đấy là sự nóng giận, khi thấy điều sai trái, bất công. [dù là với kẻ khác hay chính bản thân mình]
3- Si là gì ?
- Là đam mê, bất kể hình thức nào cũng thế.
Mối liên hệ của chúng nằm ở đâu ?
Xin thưa, nằm nơi điểm chung của chúng: Là một Trạng-Thái của Tâm-Thức.
Như các bạn khác đã trình bày theo kinh nghiệm mà đức phật truyền đạt lại: Tham là nguồn gốc, Sân - Si là nhánh ngọn. Dứt bỏ được Nguồn Gốc ắt nhánh ngọn phải úa tàn.
Căn bản xưa là: Giới-Định-Huệ. Cũng chung một mục tiêu là nâng Tâm-Thức của một con người lên một tầng số cao hơn. Theo Tịnh Độ, hành giả trì niệm danh hiệu A Di Đà Phật, Thiền tông thì ngoài ra còn có một số hình thức quán tưởng giúp con người thoát khỏi vọng tưởng, tạp niệm.
+ Giới, giúp con người tự kiềm chế bản thân, để đạt đến
Định.
+ Khi tâm thức đã ổn Định, thì Huệ mới có cơ hội nảy sinh.
+ Huệ như là đóa hoa thanh khiết viên mãn, thật khó thể tỏa ngát hương thơm mà không tàn tạ trước bao sóng gió bão bùng của nội tâm.
Tuy nhiên, với một quan điểm rộng ra hơn một chút, thì tu hành luyện đạo, không phải là diệt tam độc: Tham-Sân-Si. và Tham-Sân-Si cũng không phải là tam độc, mà là những nguyên tố rất cần thiết cho cuộc sống, và cũng cần để giúp con người đạt đến hoàn thiện tâm thức, thực sự giải thoát khỏi những phiền não của cõi thế gian này.
Theo quan điểm ấy, tu hành luyện đạo là học cách mở rộng, chuyển hóa và sử dụng tính Tham-Sân-Si vốn có của mỗi người sao cho nó hữu ích thay vì hữu hại.
Thử hỏi: Nếu ngày ấy, đức Phật không vì có sự tham quá sức tưởng tượng đo lường của con người trần thế, đến độ lòng tham ý thúc giục Ngài nỗ lực mưu cầu Hạnh Phúc cho cả 8 vạn 4 ngàn loài chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, thì ông có nhọc lòng mài miệt nơi chốn rừng sâu heo hút bóng người, đầy dã thú sài lang hung hãn và quỷ quái tinh ma ?
Đó là bước cốt yếu để chuyển hóa tính tham, nhằm đem đến lợi quả trong công cuộc tu hành.
Từ cái nền tảng đó, Đức Phật đã đề ra giới thứ nhất cho cả tăng lữ và tu sĩ tại gia, đó là: Không-Sát-Sinh.
Giới này có ý nghĩa như thế nào ư ? Rất đơn giản, nó giúp con người thanh khiết hóa nội tâm. Xa là không nảy lên cái ý sát hại đồng loại, gần là tránh tước đoạt mạng sống của các loài sức vóc nhỏ bé và yếu ớt hơn mình rồi dùng làm thực phẩm. Khi có ý nghĩ sát hại kẻ khác, trước hết nội tâm kẻ ấy bị xáo động dữ dội. Sau khi kế hoạch thành công, lại bị lương tâm giày vò, giằng xé mãi không yên. Còn với việc sát hại các loài sinh vật yếu kém hơn để ăn, thì tuy không làm cho người thường cảm thấy cắn rứt trong lòng. Nhưng nó âm thầm làm nội tâm kẻ ấy bị tạp nhiễm những thói xấu thấp hèn của loài vật bị họ sát hại. Những thói xấu ấy thực chất cũng không phải là điều đáng chê trách ở chúng, bởi đó là vì cấp bực tiến hóa đến đấy thì chúng phải thể hiện như thế. ví như khi bạn hỏi một đứa bé 3 tuổi, chưa bước vào trường lớp bao giờ về các công thức toán học phức tạp thì hẳn những đứa có thể trả lời được có lẽ không đến 0,00001 %.
Mà những con người bị lương tâm giày vò hẳn không có thời khắc nào có thể gọi là hạnh phúc, dẫu có đầy đủ cả những thứ mà người trong thiên hạ đều thèm muốn, hắn cũng không thể yên lòng hưởng thụ chúng, mà mãi nơm nớp lo âu.
Còn kẻ đã thâm nhiễm thói quen nuông chiều, buông thả cho dục vọng của thể xác kéo lôi, dễ sa ngã gây tội lỗi dẫn đến kết cuộc nói trên. Đó là chưa kể tần số rung động nặng nề của chúng sẽ khiến con người vất vả hơn trong quá trình chuyển hóa tâm thức lên một tầng số cao hơn.
Cuối cùng, mục đích chính là nâng cao tần số tâm thức, mở rộng các giới hạn vượt khỏi định mức mà con người bình thường bị bó hẹp bên trong. Chuyển hóa từ chỉ thương mình thành thương cha mẹ + anh chị em = gia đình, bạn bè + làng xóm láng giềng + dân tộc = xã hội. Từ tham cái lợi ích bé nhỏ cho cá nhân thành lòng bác ái, yêu thương và muốn đem cái lợi ích ấy đến với tất cả chúng sinh, đổi từ lòng ích kỷ, vị kỷ thành tính vị tha. Tham như thế thì không còn là độc nữa, mà đã thăng hoa thành một thứ thuốc quý, chữa cho con người mọi thứ tâm bệnh vốn có trên thế gian này. Khi đã dứt tâm bệnh, an định và trí huệ bừng lên dẫn đến có lúc cả những chứng thân bệnh nan y cũng được chữa lành.
Sân, cũng sẽ vô cùng hiệu nghiệm khi đem nó chữa cho bản thân mình tính yếu hèn, cải biến những lỗi lầm cố hữu đã thành thói quen. Nó giúp ta có quyết tâm thay đổi khi mình mắc những lầm sai.
Si, sẽ vô cùng tuyệt diệu, nếu được chuyển thành tâm say mê tu học hay là người thường nhân cũng là cải sửa và hoàn thiện bản thân hơn, công hiến và dựng xây cuộc sống của mình và của mọi người sao cho ngày một thắm tươi hơn thuở trước.
Phương pháp này, tuy không có yêu cầu gay gắt bằng cách thiền quán hay niệm phật. Nhưng dường như nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mặc dù nó dễ đưa con người đến với niềm chân phúc tuyệt đối hơn mọi phương pháp khác. Có lẽ là do nó tuy sẽ giúp con người tìm được chân phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống nhiệm mầu, nhưng bên cạnh đó, nó khiến con người ta không thể an hưởng nó cho chỉ riêng mình. Mà thúc giục con người phải nỗ lực hành động bằng tất cả trái tim và điều kiện hiện có để đem nó vào từng mỗi ngõ ngách của cuộc đời, cống hiến cho nhân quần xã hội.
Có lẽ thay cho những gai góc, sóng gió và bão bùng trong nội tâm như phương pháp tu học cổ truyền, thì ở đây nó hóa thành gai chông bén nhọn nhuộm thắm máu hồng của người hành giả trên con đường hành đạo_con đường đem lạc phúc đến với tất cả quần sinh.
Tuy vậy, nếu gọi là một phương pháp tân kỳ thì hơi quá, chẳng qua nó cũng chỉ là một phép tu xưa, nhưng ít người rèn luyện đó thôi (ít đây là nói phóng chừng, không chính xác đâu nhé).
Hy vọng tất cả các bạn đều sẽ gặt hái nhiều thành công trên con đường tu học, con đường tìm và đem lạc phúc cho mình, cho người.
Người viết ký tên:
Nguyễn Võ Toàn Minh.
Khải Tuệ
Đức Phật dạy: Đau khổ không do ai tạo ra. Ở đâu có Tham, Sân, Si, ở đó có đau khổ. ở đâu không có tham,sân,si, thì ở đó không có đau khổ. " . Tham lam, sân hận, si mê. nguồn gốc đau khổ do chính mình mà ra.
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
1 người đánh giá câu trả lời này là tốt
DươngLon...
Cơ bản tôi đồng ý với ý kiến của Nam Mô A Di Đà Phật – Thành Phật. Tôi đoán bạn theo Tịnh độ tông phải ko ?
Trước hết tôi xin đi vào giải thích ngắn gọn ý nghĩa của Tham, Sân, Si:
+ Tham là gì ? Tham nghĩa là ta chưa có thì lại muốn có, có rồi thì lại muốn nhiều hơn nữa… Chính vì thế tâm tham của con người là vô hạn. Tâm tham thường đi liền với sự tự cao, háo thắng không muốn ai giỏi hơn, giàu hơn mình…. Tham xuất phát từ đâu ? Từ sự hơn thua nhau trong cuộc sống hàng ngày, từ sự mặc cảm của bản thân. Tôi nghèo hơn hắn nên hắn ta xem thường và khinh khi tôi !...
+ Sân là gì ? Sân là sự nổi giận, ko làm chủ được tâm. Sân xuất phát từ đâu ? người khác phá mình, chọc mình thì mình nổi giận; người ta giỏi hơn vượt qua mình thì mình đem làm đố kị, ganh ghét,…
+ Si là gì ? Si là khi ta dành tình cảm đặc biệt cho 1 điều gì đó trong cuộc sống này, là sự mê muội bởi những cám dỗ trong cuộc sống. Tôi yêu cô ấy hơn tất cả !... Si tình. Tôi thích trò chơi này, công việc này,… Si mê (niềm đam mê)…… Vậy Si xuất phát từ đâu ? Chúng sinh trên thế gian là hữu tình, có tình tất có Si.
• Như bạn Nam Mô A Di Đà Phật – Thành Phật đã nói 3 điều này có liên hệ chặt chẽ với nhau, liên kết với nhau bằng sợi dây vô hình và tâm Tham đứng đầu. Thế làm sao phá 3 vật cản này đây ?
+ Như Đức Phật đã nói: “ Giới luật là thành trị của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn”. Chính vì vậy chúng ta phải Học Giới và Hành Giới. Tùy cơ duyên, điều kiện mỗi người mà Học và Hành. Dù bạn chưa thọ Tam Quy, Ngũ Giới nhưng bạn vẫn có thể học tập và thực hành giới từ từ để trong bạn dành sanh Tâm Từ Bi, đây là của ngõ đầu tiên để bạn đến dần với Phật. Và đây cũng là phương tiện đầu tiên để diệt Tâm Tham.
+ Thế còn Tâm Sân làm sao mà diệt ? Như đã nói trên Sân là do tâm ta Bất Định, khiến ta ko làm chủ được tâm. Để tâm ta đạt được Định thì ta phải năng Thiền, trước khi Thiền ta nên niệm Phật để xóa dần những tác động ngoại cảnh bên ngoài và những bất an trong tâm. Đây là phương pháp kết hợp giữa Tĩnh Độ Tông và Thiền Tông. Siêng năng Thiền sẽ đạt Định. Tâm Định thì Sân cũng ko thể trổi dậy phá ta nữa. Từ Định cũng khai sinh ra Tuệ. Thế Tuệ để làm gì ?
+ Sự Si mê, mê muôi bởi những cám dỗ là do vô minh, do thế gian hữu tình, có tình ắt sẽ có khổ đau. Tại sao có tình là có khổ đau ? Bạn yêu thương 1 cô gái và sống hp với người ấy nhưng sẽ có lúc bạn phải chia ly với người ấy do sinh ly tử biệt,… Chính vì thế ta phải dùng Tuệ đã được quán chiếu trong lúc Thiền Định để nhận rõ chân tướng sự việc, nhận rõ mọi sự trong thế gian này,…
“Thế gian Chấp Ngã khó Vô Ngã
Địa ngục nhân gian mãi luân hồi
Ta đến từ nơi nhiều cát bụi
Chỉ mong ngày về với Thế Tôn”
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
3 người đánh giá câu trả lời này là tốt
saigon20...
Nếu bỏ được Tham, làm gì còn Sân, không còn Sân, thì Si cũng tự diệt, ai làm được điều này Đắc Thành Chánh Quả, chúc mừng Bạn đã thành Phật rồi đó.
(Các) nguồn
Lạc bước xuống hồng trần
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
1 người đánh giá câu trả lời này là tốt
Khanh
chúng ta có trong người cả 3 thứ tham lam (trong đó tham mọi thứ,từ dục vọng cho đến tiền tài
địa vị..) Sân hận (là hơn thua, đố kỵ, tật đố đó mà) và Si mê (ôi thôi cái này dữ dằn lắm đây)
như vậy có phải trong lòng ta có đủ hết phải kg bạn/
Còn việc ban muốn học từ bỏ nó,vậy ta có thể liên lạc qua email cũng được, vì ở đây kg tiện bạn nhé
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
Hạt Cát Vô Danh
tham lam, ích kỉ ai cũng có mà bạn. nếu bạn muốn dứt bỏ tất cả thì hãy vui vẻ với gì bạn có, có thể bạn ko bằng ai nhưng cũng chưa chắc ai bằng bạn. Chúa thương xót.
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
1 người đánh giá câu trả lời này là tốt
Tam
Chúng ta triệt tiêu được nếu như chúng ta không còn sự ham muốn (diệt dục).
Không ham muốn gì nữa thì không còn tham lam cho bản thân.
Không ham muốn gì nữa thì không có tranh giành nên không cần đến sự nóng nảy.
Không ham muốn gì nữa thì sự im lặng của chúng ta cũng giống một nhà thông thái, ta không cần phải đi những con đường mà trong số đó có những con đường dẫn đến sai lầm phải trả giá.
Tham- sân- si là hệ quả tất yếu của ham muốn bạn ạ! Diệt được sự ham muốn trong con người là đã đặt chân đến con đường thành Đạo!
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
13% 1 Phiếu bầu
Nhatqui
Nói Tham, Sân, Si là nói từ ngoài vô. Chứ thật ra Si mới là nguồn gốc của Tham, Sân. Si là tên khác của Vô minh. Vì Vô minh nên không nhận ra lẽ thật (Chân lí) của cuộc đời. Không nhận ra vạn pháp là giả ảo. Không nhận ra lí Vô ngã của tất cả Pháp ( Nhân vô ngã,Pháp vô ngã). Vì thế mà khởi lên tham lam và sân giận. Vài dòng tóm tắt đóng góp. Chào bạn.
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
25% 2 phiếu bầu
5 người đánh giá câu trả lời này là tốt
đỗ ngọc
bạn thân !!!
...đúng là tham, sân, si...là tam độc của mọi chúng sinh...muốn đoạn trừ căn bệnh này phải cần một minh sư tại thế mới bốc được toa thuốc này...vì mỗi chúng sinh đều có những bệnh khác nhau ...nên cần những toa thuốc khác nhau...
...
chúc vui...a di đà phật...
(Các) nguồn
http://www.suprememastertv.com/au/
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
25% 2 phiếu bầu
3 người đánh giá câu trả lời này là tốt
Bỏ được tham-sân-si thì có lẻ tuyệt đối quá, nhất thời thì hiếm ai mà nghiệm ra và đạt được, hiện tại mà nói chúng ta cần loại 2 trong 3 cái thôi là cả một quá trình tu luyện rồi ;) và không nên suy nghĩ rằng phải bỏ cái nào, bỡi cái nào cũng có tiêu chí để chúng ta cố gắng loại bỏ hết. Mọi người cứ dựa trên 3 cái đó để sống tích cực, lưu tâm, cân nhắc lại bản thân thì một ngày nào đó, một khoảnh khắc nào đó chúng ta sẽ nghiệm ra mình đã làm được bao nhiêu, đã đạt được những gj thôi. ;) rồi khi đó ta biết mình sẽ cố gắng tiếp như thế nào mà. ;)
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
1 người đánh giá câu trả lời này là tốt
Niệm A Di Đà Phật - thành Phật
Tham - Sân - Si có liên hệ rất chặt chẽ với nhau, tuy nhiên như bạn thấy cái đầu tiên vẫn là cái mà tâm chúng ta bị ô nhiễm nặng nhất: Tâm Tham rất khó đoạn dứt, tiền tài danh vọng, tham sống sợ chết, tham ăn tham uống, tham sắc tham dục, tham tình tham tiền, ngay cả khi tu học Phật pháp cũng rất tham, tham chùa lớn chê chùa nhỏ, tham chức cao, tham được cúng dường, tham có đông đệ tử...cho đến tham pháp, chẳng có pháp nào mà không muốn học....Từ tham nên mới dễ nổi sân, mới si mê điên cuồng đến vậy. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Phật để chữ THAM đầu tiên trong tam độc. THAM diệt được rồi thì làm chủ được SÂN. Làm thế nào diệt được THAM? Nhà Phật dạy phải giữ GIỚI. GIỚI dùng để đối trị với THAM, ĐỊNH dùng để đối trị với SÂN, HUỆ dùng để đối trị với SI.
Cái căn bản nhất là GIỚI. GIỚI là gì? GIỚI chính là hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Chứ đừng nên chấp chặt vào Ngũ Giới, Bồ tát giới, Sa di Giới, Tì kheo giới...Chấp chặt vào trong đó thì vẫn chưa viên mãn. Vì còn thấy mình giữ giới, thấy người khác phá giới, thấy cái lỗi của người thì liền có phiền não. "Phàm bậc chân tu không nhìn lỗi người khác, chỉ thường nhìn lỗi mình."
Có phương pháp nào để thực hành đầy đủ cả Giới Định Huệ trong đó và hợp với căn cơ của mình hay không?
Đó chính là Niệm A Di Đà Phật, một câu A Di Đà Phật bao gồm đầy đủ tam học Giới - Định - Huệ trong đó rồi.Vì khi niệm Phật thì tâm niệm, miệng niệm, thân thì thanh tịnh, chả có thời gian nghĩ ác, nói lời ác, làm việc ác, thì là giữ giới. Đây là cách giữ giới số 1 hiện nay. Chỉ sợ bạn không chân thành mà hết lòng thực hành, ngồi niệm Phật một chút thì tâm tán loạn, và muốn đi...chơi rồi.
Niệm Phật một thời gian thì sẽ có Định, có Định liền sanh Huệ. Khi đó thì Tam độc Tham Sân Si sẽ giảm bớt rất nhiều. Đời này chả thể đoạn THAM SÂN SI, chỉ có thể dùng câu A Di Đà Phật chế ngự nó mà đới nghiệp vãng sanh mà thôi, tức là mang theo nghiệp mà niệm A Di Đà Phật được sanh về Tây phương Cực Lạc.
(Các) nguồn
Gieo gió gặt bão, gieo thiện được thiện, làm ác thì phải gặp ác báo. Niệm Phật thì thành Phật, cũng không nằm ngoài nhân quả vậy: http://yume.vn/neoxman
cách đây 3 năm Báo cáo vi phạm
0% 0 phiếu bầu
5 người đánh giá câu trả lời này là tốt
Tường Nhi
đã có tham thì tức nhiên 2 cái kia sẽ bị kéo theo bạn à. vì khi tham ta sẽ giành giựt cai mình muốn có , nếu không được nữa ta lại sinh ra ghét si mê vào sự hận thù , nên 3 cái đó không thể tách rời đâu . phải bỏ tất cả 3 cái luôn mới trọn vẹn
0 comments:
Post a Comment